mình. Còn thời Xuân thu chiến quốc thì người ta không buồn nói đến
chuyện đồng tính bởi mặc nhiên coi đó như chuyện bình thường. Thực tế
lịch sử Trung Quốc ghi nhận nhiều ông vua, quan lại đều có người tình hoặc
có quan hệ đồng tính với người hầu, các hoạn quan chẳng hạn. Chuyện
đồng tính chỉ bị đưa vào khuôn khổ cấm đoán bắt đầu từ thời nhà Thanh với
thuyết Khổng giáo được đề cao (năm 1740, triều đình nhà Thanh ban hành
chiếu chỉ cấm đoán chuyện đồng tính đầu tiên), cho đến thời kỳ cách mạng
văn hóa (1966-1976) nhà nước Trung Quốc coi chuyện đồng tính là ô nhục,
tâm thần, nên phải loại bỏ, kết tội. Thế nhưng vào năm 1989 họ bắt đầu có
thái độ khoan dung hơn thay vì cấm đoán, xua đuổi bằng việc Hiệp hội tâm
thần học Trung Quốc thừa nhận đồng tính là một sự rối loạn tâm thần về
tình dục. Và ngày 21 tháng 3 năm 2001, Hiệp hội tâm thần Trung Quốc
chính thức loại bỏ chuyện đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách bệnh tâm
thần. Như vậy người Trung Quốc đã đi rất nhanh trong việc thừa nhận
chuyện đồng tính.
Một nữ les khác góp ý kiến
- Theo tôi được biết, kề cận bên một quốc gia rộng lớn về địa lý, hùng
mạnh về kinh tế, văn hóa… như Trung Quốc thì dĩ nhiên Việt Nam chúng ta
không tránh khỏi việc giao thoa ảnh hưởng. Nhìn ngược về lịch sử thì luật
pháp Việt Nam từ thời nhà Lê (1428 – 1787) cho đến nhà Nguyễn (1820-
1954)cho đến cận đại đều không có đề cập đến chuyện đồng tính luyến ái.
Luật nhà Lê và nhà Nguyễn chỉ có những hình phạt tử hình dành cho các tội
hiếp dâm, loạn luân,… và cấm đàn ông ăn mặc như đàn bà, cấm đàn ông tự
thiến (trừ việc này do triều đình tiến hành nhằm tuyển chọn hoạn quan) chứ
không hề cấm đoán chuyện đồng tính, mặc dù thời điểm nhà Thanh áp dụng
hình phạt cho tội kê gian (sodmy) của hành vi đồng tính thì luật nhà
Nguyễn cũng không hề đề cập đến chuyện này. Thế nhưng… Một hơi thở
dài nhè nhẹ - Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (sửa đổi năm 2009)được
Quốc hội khóa 10 kỳ hợp thứ 7 thông qua ngày 9 tháng 6 năm 2000 và có
hiệu lực thi hành vào ngày 1 tháng 1 năm 2009. Tại khoản 5 điều 10 có cấm