LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 273

như các sát thủ kinh tế, họ làm việc cho các hãng tư nhân được Bộ Ngoại
giao, Lầu năm góc thuê, hay thông qua một tài khoản ẩn trong “danh sách
đen” của giới tình báo. Theo những bản hợp đồng đã được ký kết, họ chịu
trách nhiệm cung cấp các “dịch vụ an ninh” và “tư vấn quản lý”.

Câu chuyện đáng tiếc về cuộc di dân ở Diego Garcia chưa có dấu hiệu
chấm dứt. Trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, những người dân
đảo sống lưu vong bắt đầu chiến dịch quay trở lại quê nhà. Với những khổ
đau cả về thể chất và tinh thần trong suốt 30 năm nghèo đói, bị trục xuất
khỏi đất nước và bị đày ải cùng cực, họ đòi được bồi thường và đòi lại tư
cách cho quốc gia mình.

Một trong số những luật sư của họ, ngài Sydney Kentridge, một thành viên
trong hội đồng cố vấn của nữ hoàng, nói đến thỏa thuận trước kia giữa Anh
và Mỹ là “một sự việc đáng buồn và chẳng có một chút gì vẻ vang trong
lịch sử nước Anh.” Đài phát thanh BBC cũng chỉ trích chuyện này như một
vụ bê bối trong đó “dính dáng đến các khoản tiền hối lộ của Mỹ, chủ nghĩa
phân biệt chủng tộc trong các thành viên nội các cấp cao, sự lừa dối của
chính phủ Anh đối với Nghị viện và Liên hợp quốc.

Năm 2000, một phiên tòa ở London “phán quyết rằng hành động trục xuất
(những cư dân Diego Garcia) là bất hợp pháp… Tuy nhiên chính phủ
không muốn những người dân đảo quay trở về Diego Garcia vì có thể nó sẽ
được sử dụng làm căn cứ quân sự cho cuộc tấn công của Mỹ vào Iraq.”

Những câu chuyện về cuộc bạo loạn có chủ ý ở Seychelles và sự cưỡng
đoạt ở Diego Garcia đang gây náo loạn cực độ, đặc biệt khi chúng được
tiến hành trên danh nghĩa bảo vệ nền dân chủ. Nhưng bi kịch thay, vụ bê
bối này cũng dần bị lu mờ đi trước quá nhiều tội ác mà Mỹ đã gây ra trên
toàn châu lục này – thậm chí còn tiếp diễn đến tận bây giờ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.