LỊCH SỬ BÍ MẬT ĐẾ CHẾ HOA KỲ - Trang 291

bao tiền của để đưa chúng tôi đến đó: phí máy bay, phí vận chuyển, bảo
hiểm y tế và các khoản tiêu pha hằng ngày. Chúng tôi được coi là những
chuyên gia, những nhà tư vấn về nông nghiệp. Nhưng khi ngồi trong ngôi
làng mà tôi đã từng được gửi đến, đã từng thất bại, tôi tự hỏi chính mình
rằng tôi đang làm gì. Lượng tiền để trả cho sự tồn tại của tôi ở đó có thể đủ
trang trải cho một gia đình nông thôn ở Mali trong nhiều năm”.

Sự nghi ngờ của họ ngày càng tăng lên khi họ bắt đầu có nhận thức về mối
nguy hại của các sinh vật biến đổi gen (GMOs) và về sự thông đồng giữa
các cơ quan của Mỹ với nhiều công ty lớn sản xuất và buôn bán sinh vật
biến đổi gen. Những hộ nông dân vẫn sống nhờ vào đất đai hàng trăm năm,
giữ gìn hạt giống để gây dựng lại mùa màng, nay trở nên phụ thuộc vào các
sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, hạt giống mà họ phải mua của công ty
nước ngoài.

“Một buổi tối, một nhóm rất đông người dân địa phương ngồi xúm quanh
một chiếc TV trong làng, họ mời Greg và tôi cùng xem. Đó là chương trình
quảng cáo cho một cuộc Hội thảo phản đối sinh vật biến đổi gen, trong đó
chiếu những hình ảnh về người dân Mali đang đổ ra đường phản đối việc
trồng các loài thực vật biến đổi gen, mà chủ yếu là cây bông. Hai chúng tôi
nhìn nhau và hiểu rằng chúng tôi sắp phải tham dự cuộc hội thảo này. Vài
ngày sau, chúng tôi rời đi. Đó là cuộc hội thảo rất thú vị kéo dài suốt một
tuần về việc trồng loại thực vật biến đổi gen, các xí nghiệp sản xuất vải
bông và di sản nông nghiệp của châu Phi. Đến tham dự hội thảo gồm có
những người nông dân đại diện cho Mali, Guinea, Burkina Faso, Togo,
Benin và Gambia, cũng như các học giả, nhà khoa học, nhà hoạt động và
các chính trị gia. Có vô số bằng chứng về những người nông dân đã bị tước
quyền công dân và phải chịu hậu quả của những chính sách thương mại bất
công. Việc trồng cây biến đổi gen cũng đặt ra những chương trình giáo dục
người dân về sự nguy hiểm của phương pháp này đối với kinh tế, môi
trường, văn hóa và chính trị. Cùng nhiều cuộc thảo luận diễn ra xoay quanh
vấn đề USAID và Monsanto đang cấu kết với nhau để lập lại pháp chế của
Mali. Chúng tôi trực tiếp biết được từ một người trong USAID-Mali rằng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.