hai, trị được hai mươi bốn năm, lại trị
cho Thánh Tông là thứ ba. Thiên
hạ được bằng an ; trị được mười chín năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ
bốn lên trị, thiên hạ giầu có. Mà Vua chẳng có trai, thì nuôi thì một con, để
ngày sau lên trị, tên là Nhân Tông ; trị được sáu mươi năm mới truyền cho
Thần Tông là thứ năm. Thần Tông phải tật biến ra thân hùm, kêu thâu đêm
tối ngày ; có thầy Khổng lồ chữa mới đã. Trị được mười một năm, lại
truyền cho Anh Tông là thứ sáu. Chẳng có loạn lạc. Trị được ba mươi chín
năm, lại truyền cho Cao Tông là con thứ bảy khôn ngoan sáng láng, dựng
làm lề luật, có phép tắc. Song le theo ý mình chẳng nghe tôi hiền can gián.
Thiên hạ mất mùa, người ta cùng trâu bò gà lợn chết hết, vì Vua ở lỗi đạo
Trời và mất lòng dân. Trị được ba mươi sáu năm, lại truyền Hiến Tông
là
con thứ tám, hiền lành. Dân sự giàu có. Vua sinh chẳng có con trai, được
một con gái, liền để cho con lên trị, cha đi tu hành ở chùa An Tử ; mà con
là Chiêu Hoàng còn trẻ chửa có lấy chồng. Vậy thì nhà Lí đã mạt đời, trị
hơn hai trăm năm mới hết đời.
« Ngày sau nhà Trần là người ở làng Ức Hắc Hương phủ Thiên
Tràng huyện Chân Định, có chú làm quan đại thần nhà Lí, liền đem cháu
đến chầu Vua Chiêu Hoàng là đền Bà
. Mà Vua ấy thấy người trai tốt lành
làm vậy thì phải lòng. Bà ấy liền lấy làm chồng mà ra lệnh cho thiên hạ
biết, mà để vì cho nhà trị. Năm năm mất mùa, mà trên trời thì làm tai gở lạ
khốn nạn. Lại ra lệnh đi đánh Chiêm Thành, bắt Chúa nó đem về. Thiên hạ
lại được mùa. Thái bằng
mới đặt tên Vua ấy là Nhân Tông. Trị được ba
mươi chín năm.
« Lại truyền cho con là Thánh Tông là thứ hai. Trước khi được mùa
sau thì dài hạn
có lửa cháy bay đến trời, cháy núi non. Tháng bảy thì lụt
vào đền hai lần, người ta thì ở những trên thyền cùng bè. Lại thấy hai mặt
trời. Mà trị được mười một năm, lại truyền cho Nhân Tông là thứ ba lên trị,
đặt có lề luật phép tắt
. Thiên hạ phú quí. Lại làm chùa thờ bụt mà ở chùa.
Thiên hạ chê cười rằng, dám Đạo Thích Ca
, mà bỏ đạo chính. Trị được
mười bốn năm.