ông là một kiểu ngụ ngôn Do Thái dưới thời Xô Viết. Giống như Trotsky,
ông là sản phẩm của Odessa, nơi cha ông có một cửa hàng. Trong một câu
chuyện, ông mô tả năm 9 tuổi thấy cha mình, một người Do Thái ghetto
điển hình qua nhiều thế kỷ, khúm núm và quy phục quỳ dưới chân một sĩ
quan Cossack trong một vụ thảm sát ra sao. Babel kể, viên sĩ quan đeo
găng tay da dê màu vàng chanh “nhìn về phía trước với ánh mắt xa xăm.”
Odessa sản sinh ra các tài năng Do Thái, nhất là các tài năng biểu diễn, và
Babel thông minh sợ rằng cha sẽ biến mình thành một “thằng lùn âm nhạc,”
một trong những “đứa trẻ kiêu ngạo, mặt đầy tàn nhang, cổ gầy như cọng
hoa, hai má đỏ hồng.” Thay vì giống Trotsky, ông muốn trở thành một
người Do Thái phi Do Thái, một con người của bạo lực, giống như những
gã kẻ cướp Do Thái khét tiếng đến từ Moldavanka, ghetto ở Odessa, hay
thậm chí giống như những người Cossack, ông chiến đấu trong quân đội
của Sa hoàng; rồi khi cách mạng nổ ra, ông phục vụ trong Cheka với vai trò
một người Bolshevik vây ráp các trang trại. Cuối cùng, ông cũng toại
nguyện: được chiến đấu bên cạnh người Cossack dưới sự chỉ huy của
Tướng Budënny. Từ những trải nghiệm của mình, ông cho ra đời một kiệt
tác, Red Cavalry (1926) (Kỵ binh đỏ), tập hợp các câu chuyện được mô tả
rất chi tiết và thường khi gây nản lòng về những nỗ lực của ông nhằm có
được, “khả năng đơn giản nhất trong các khả năng: giết người,” như lời ông
thuật.
Các câu chuyện thành công, nhưng bản thân nỗ lực thì thất bại. Babel
không thể trở thành một người mà với người đó bạo lực là lẽ tự nhiên, ông
vẫn là một trí thức Do Thái điển hình, như cách ông mô tả trong một câu
đáng nhớ, “một người có cặp kính trên mũi và mùa thu trong tim.” Khó
khăn mà một người Do Thái gặp phải khi trốn thoát khỏi bối cảnh văn hóa
của mình, nhất là khi gieo chết chóc, là một chủ đề xuất hiện đi xuất hiện
lại, gây xúc động trong các câu chuyện của ông. Một thanh niên phải chết
vì anh ta không thể buộc mình bắn chết một đồng đội bị thương. Một chủ
cửa tiệm Do Thái già sẽ không chấp nhận rằng mục đích cách mạng biện
minh cho phương tiện, và kêu gọi một “quốc tế những người tốt.” Một