biện minh cho việc ban hành các sắc lệnh Nuremberg ngày 15 tháng 9. Các
sắc lệnh này thực hiện chương trình Quốc xã ban đầu vào năm 1920 bằng
cách tước đoạt các quyền cơ bản của người Do Thái và bắt đầu quá trình
tách họ ra khỏi phần còn lại của dân cư. Đây là sự quay lại với hệ thống
trung cổ trong tình trạng tồi tệ nhất của nó. Song đây là sự quay lại với quá
khứ một cách tởm lợm nhưng quen thuộc, nên nó dụ hầu hết người Do Thái
(và phần còn lại của thế giới) tin rằng hệ thống Nuremberg sẽ cho người Do
Thái một kiểu quy chế hợp pháp và lâu dài nào đó, tuy thấp kém, ở nước
Đức Quốc xã. Điều mà họ không nhận ra là lời cảnh báo đi kèm của Hitler,
cũng trong bài phát biểu đó, rằng nếu những dàn xếp cho một “giải pháp
riêng biệt, thế tục” thất bại, thì có thể phải thông qua một đạo luật “giao
vấn đề này cho Đảng Quốc xã để tìm ra giải pháp cuối cùng.”
tế, công cụ cho lựa chọn thay thế này bấy giờ đang được lắp ráp. Himmler
đã mở trại tập trung đầu tiên của mình ở Dachau, chỉ bảy tuần sau khi
Hitler lên nắm quyền, và kể từ đó ông ta đã tập trung vào tay mình quyền
kiểm soát một bộ máy cảnh sát đàn áp mà không đâu sánh bằng ngoại trừ
Nga của Stalin.
Trên nền tảng các điều khoản Nuremberg, một cấu trúc thượng tầng của
những quy định hạn chế hoạt động của người Do Thái dần được xây dựng.
Đến mùa thu năm 1938, sức mạnh kinh tế của người Do Thái đã bị phá hủy.
Kinh tế Đức mạnh trở lại. Đức hiện đã được tái vũ trang. Hơn 200.000
người Do Thái bỏ chạy khỏi Đức. Nhưng liên minh chính trị với Áo liền bổ
sung thêm từng đấy người Áo vào tổng số người Do Thái bỏ chạy. Nên
“vấn đề Do Thái” không được giải quyết, và Hitler sẵn sàng chuyển sang
giai đoạn tiếp theo: quốc tế hóa vấn đề Do Thái. Nếu sức mạnh Do Thái ở
Đức đã bị phá hủy thì sức mạnh của người Do Thái ở nước ngoài, và nhất
là sức mạnh của họ trong việc gây chiến với Hitler, trở thành một chủ đề
ngày một phổ biến trong các bài phát biểu của ông ta. Khía cạnh mới này
được cá nhân hóa đầy kịch tính vào ngày 9 tháng 11 năm 1938, khi một
người Do Thái là Herschel Grynszpan sát hại một nhà ngoại giao của Đảng
Quốc xã ở Paris. Sự kiện này cho Hitler cái cớ để chuyển sang giai đoạn