hầm nước, đột nhập vào trong mấy bức tường và chiếm thành trước sự bất
ngờ của kẻ địch.
Hành vi sau này của David ở Jerusalem xác nhận quan điểm cho rằng
Jerusalem có vai trò chính trị vô cùng quan trọng đối với ông. Ông không
thảm sát người dân ở đó hay trục xuất họ. Ngược lại, ông dường như tỏ ra
sốt sắng biến họ thành những người ủng hộ trung thành cho cá nhân mình.
Ông sửa lại các bức tường và các bậc đá (hay Millo), chiếm giữ thành lũy
(được đặt tên là Zion
), xây một doanh trại cho “các dũng sĩ” của mình, một
cung điện cho bản thân, và mua lại từ người cai trị cuối cùng của Jerusalem
mảnh đất để có thể dựng lên trên đó một ngôi đền trung tâm cho toàn thể
dân tộc Do Thái. Rồi ông mang Rương Thánh tích, di sản tôn giáo quý giá
nhất mà người Do Thái sở hữu và là biểu tượng cho sự thống nhất của họ,
đặt nó trong thành dưới sự bảo vệ của vương triều và đội quân của mình.
Tất cả những việc này là nhằm tăng cường vị thế của ông và đánh đồng tôn
giáo quốc gia, toàn thể dân tộc, và ngôi vương với chính mình và dòng dõi
của mình.
Nhưng những gì ông không làm cũng quan trọng như những gì ông làm.
David dường như ý thức về bản chất tín ngưỡng và cộng đồng người Do
Thái hơn Saul hay bất cứ người kế vị nào của mình. Giống Gideon, ông
hiểu rằng nó thực ra là một chế độ thần quyền và không phải là một nhà
nước bình thường. Do đó, vua không thể là người cai trị tuyệt đối theo mô
hình phương Đông thông thường. Quả thực, quốc gia, dù được cai trị thế
nào, cũng không thể tuyệt đối được. Điểm cố hữu trong luật Do Thái ngay
cả trong giai đoạn này là mặc dù mọi người có trách nhiệm và nghĩa vụ đối
với xã hội nói chung, song xã hội - hoặc đại diện của nó, nhà vua, hay nhà
nước - trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được nắm quyền lực vô hạn
đối với cá nhân. Chỉ có Chúa mới có thể làm được điều đó. Người Do Thái,
khác với người Hy Lạp và sau này là người La Mã, không công nhận
những khái niệm như thành phố, nhà nước, cộng đồng là những khái niệm
trừu tượng có tính pháp nhân cũng như quyền và đặc quyền. Anh có thể