Ngày 20, Goering ra lệnh cho phép cảnh sát được dùng vũ khí dể dập tắt
các cuộc biểu tình của các đảng thù địch với chính phủ.
Ở Kaiserslautern, cựu thủ tướng Brüning tổ chức cuộc họp của Liên hiệp
Thiên chúa giáo Pfalz Wacht. Lúc kết thúc cuộc họp, bọn Quốc xã đã tấn
công đoàn diễu hành bằng dùi cui và súng ngắn. Chúng đã làm 1 người
chết, 3 người bị thương nặng và nhiều người khác bị thương nhẹ.
Tờ báo của Thiên chúa giáo Germania kêu gọi tổng thống Hindenburg
có biện pháp ngăn chặn những cuộc thảm sát của bọn Quốc xã, nhưng ông
này im lặng.
Ngày 23, bộ trưởng Bộ kinh tế ở Wurtemberg, ông Maïer thuộc phe dân
chủ, kháng nghị chống lại những dự định tước quyền của các nghị viện địa
phương. Ông Maïer đã mời những người Đức ở miền Nam hợp tác với ông,
vì người của Hitler không chiếm đa số trong một nghị viện nào ở các bang
miền Nam, để “bảo vệ tính hợp pháp của nền cộng hòa về quyền lợi và sự
tự do của họ”.
Ngày hôm sau ông Frick, bộ trưởng Bộ nội vụ trả lời với ý nghĩa: Reich
sẽ chiến thắng để giành lấy quyền ở các bang miền Nam. Nhưng Hitler sẽ
nắm quyền lực ngay cả khi Reich không chiếm được đa số ghế trong các
nghị viện ngày 5-3.
Một tình huống sẽ xuất hiện để tuyên bố tình trạng khẩn cấp và hạn chế
sức mạnh còn lại của thể chế cộng hòa “sẽ cho thấy đa số đối nghịch có thể
lại trở thành số âm”.
Bọn Quốc xã vẫn lo lắng, mặc dầu không muốn từ bỏ quyền lực mà
chúng đã mất nhiều công sức để chiếm lấy.
Một khi sự chống đối luôn dành cho chúng. Tình thế ấy càng ngày càng
trở nên sục sôi khi nhiều sự kiện liên tiếp xẩy ra: Ngày 25, những tổ chức
chiến đấu của những người Cộng sản, nhất là những đội quân của Liên
minh Antifa đã thống nhất dưới sự chỉ huy chung, đánh trả lại việc quân
Quốc xã chiếm tòa nhà Karl Liebknecht, vào buổi sáng sớm. Ngày 26, bộ
chỉ huy quân Antifa kêu gọi “thiết lập một phòng tuyến với khối đông
người để bảo vệ Đảng Cộng sản và quyền lợi của giai cấp thợ thuyền” và để