MỞ ĐẦU
Trong mười hai năm, Gestapo, cái tên ấy đã làm nước Đức rồi đến toàn
Châu Âu run sợ. Cơ quan ấy đã bắt hàng trăm ngàn người vô tội, với “lý do
về xã hội”. Hàng triệu người đau khổ đã chết dưới sự tra tấn tàn bạo của
Gestapo
.
Đến nay đã có hàng trăm cuốn sách xuất bản bằng tất cả thứ tiếng đã
nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ, bình luận về những sự kiện đáng chú ý nhất về
lịch sử Quốc xã và về cuộc đại chiến thế giới thứ hai; nhưng sau 17 năm
chế độ Reich III
sụp đổ chưa có cuốn sách nào xuất bản để ghi lại toàn bộ
lịch sử của Gestapo.
Thế nhưng Gestapo lại là cái trục trung tâm của Nhà nước Quốc xã và
những sự kiện ở thời kỳ đó chỉ được hiểu rõ khi người ta biết đến cơ chế
bên trong của nó, luôn hoạt động xoay quanh chiếc bánh xe nào đấy của bộ
máy cảnh sát khổng lồ.
Chưa một quốc gia nào, ở một thời kỳ nào có tổ chức cảnh sát nào lại
đạt đến sự phức tạp, đến một quyền lực, đến sự “hoàn thiện” trong hiệu lực
và trong nỗi kinh hoàng như thế.
Với cái tên đó, Gestapo còn in lại trong ký ức của mọi người như một ví
dụ về một công cụ xã hội do những kẻ không còn lương tri, lèo lái đất nước
vào con đường sai lầm. Gestapo đã chứng tỏ cho chúng ta thấy một thể chế
nhà nước không còn được phục vụ cho lợi ích quốc gia mà chỉ để phục vụ
cho một bè cánh thối nát. Những quyền lực và vũ khí mà chúng lấy cớ sử
dụng để bảo vệ nhân dân, chỉ là để cưỡng bức và giết chóc. Đấy là sự độc
tài của một nhóm người, quản lý đất nước bằng sức mạnh tàn bạo và bằng
việc chấm hết mọi quyền sơ đẳng nhất của công dân.
Bộ máy quốc xã khổng lồ do một nhóm người điều khiển, không phải do
đại bộ phận công chúng, mà ngay cả các nhà sử học cũng không có một
công trình nghiên cứu nào về những sự kiện thời kỳ ấy.