của Giáo Hội. Trong nhiều nhà thờ ở Tây Phương, ít khi người ta thấy có
giới trẻ. Nhiều người sợ rằng, cả một thế hệ sẽ không biết Ðức Kitô là ai.
Trong khi đó, nhân loại tiếp tục tìm kiếm hy vọng và ý nghĩa cho một
thế kỷ mà chỉ trong vòng năm mươi năm, hai cuộc thế giới đại chiến đã giết
chết loài người nhiều hơn tất cả các cuộc chiến khác trong lịch sử nhân
loại.
Những sự kiện nêu trên được đưa ra không để đe dọa nhưng để chúng
ta nhìn đến thế kỷ hai mươi với một nhận thức đứng đắn về vị trí của thế
giới và vị trí của Kitô Hữu. Thế kỷ hai mươi cũng có thể được gọi là thời
đại ý thức hệ. Kể từ khi Kitô Giáo bị hầu hết các quốc gia Tây Phương tẩy
chay, nó không còn được coi như một động lực kết hợp xã hội và nguồn
hướng dẫn luân lý. Người Tây Phương đang tìm kiếm một thay thế bằng
cách thần thánh hóa ý thức hệ kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản, chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản và các chủ nghĩa khác.
Ðây là một thế kỷ đầy hiểm họa và thử thách, nhưng cũng là một thế
kỷ của cơ hội và hy vọng lớn lao. Tại sao? Vì ơn Chúa vẫn đổ xuống dồi
dào cho tất cả những ai muốn tìm kiếm đức tin. Người Công Giáo là một
dân tộc hy vọng, chúng ta tin tưởng rằng ở đâu đầy tội lỗi, thì ở đó ơn Chúa
càng dồi dào hơn (Rom. 5:20).
Đức Giáo Hoàng Piô X (1903 - 1914)
Được tuyển chọn vào thuở ban sơ của thế kỷ hai mươi, Ðức Giáo Hoàng
Piô X quan tâm đến sự kiên cường việc phụng tự và bảo vệ Giáo Hội Công
Giáo khỏi những lầm lạc hiện đại. Ngài kêu gọi mở lớp giáo lý cho trẻ em
và nâng tuổi được xưng tội và rước lễ lần đầu lên mức độ tuổi khôn
(khoảng bảy tuổi). Ngài khuyến khích người Công Giáo rước lễ hàng tuần
và canh tân thánh nhạc trong phụng vụ. Những canh tân của ngài trong lãnh
vực phụng tự đã ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống Công Giáo mãi cho đến
ngày nay.
Ðức Piô X cũng bắt đầu một công trình lớn lao là tổng hợp các quy
luật phức tạp và lộn xộn của Giáo Hội thành một Bộ Giáo Luật. Công trình