LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 103

CHƯƠNG VI: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO

TRONG THẾ KỶ 20 (1900 - 1963)

Nhiều khi chúng ta có khuynh hướng coi thời đại chúng ta là nhất hoặc tiến
bộ nhất vì có những phát minh trổi vượt hơn trước đây. Nhất là chúng ta có
khuynh hướng đề cao thế kỷ hai mươi vì những tiến bộ khoa học và kỹ
thuật. Trong năm 1900, xe hơi là đồ trang sức cho một ít người; máy bay và
truyền hình chưa có; rất ít tiện nghi tân tiến như điện thoại mà nhiều người
ngày nay sử dụng hàng ngày.

Trong cái nhìn của một Kitô Hữu, thế kỷ hai mươi phải được thẩm

định một cách khác biệt. Vào năm 1850, số người theo Kitô Giáo chiếm
một nửa dân số thế giới. Vào năm 1950, con số này giảm xuống còn một
phần ba. Rất có thể vào thập niên 2000, con số này chỉ còn một phần sáu,
trừ khi làn sóng rao giảng Tin Mừng tái xuất hiện. Một trong những yếu tố
quan trọng làm sút giảm số Kitô Hữu là sự phát triển của chủ thuyết cộng
sản và các hình thức vô thần khác trong thế kỷ hai mươi. Chỉ sau bảy mươi
năm hiện diện kể từ cuộc Cách Mạng Nga 1917, gần một nửa thế giới đã bị
cộng sản vô thần thống trị. Sự kiện này khiến thế kỷ hai mươi là thời kỳ tử
đạo lớn nhất của Kitô Giáo kể từ thời giáo hội tiên khởi. Thật vậy, trong thế
kỷ này nhiều Kitô Hữu đã bị chết vì đức tin hơn bất cứ thế kỷ nào khác.

Trong những nơi được tự do giữ đạo trên thế giới, chủ nghĩa tục hoá

con người (sản phẩm của thời Khai Sáng) và chủ nghĩa vật chất cá nhân
(theo đuổi tiền bạc và vật chất một cách ích kỷ) đã làm cạn kiệt sinh lực và
sức sống của Kitô Hữu. Nhiều Kitô Hữu chỉ giữ đạo bề ngoài mà không
thực sự nhận biết Thiên Chúa hay quyền năng của Chúa Thánh Thần. Ở xã
hội Âu Châu và Mỹ Châu, ngày càng nhiều Kitô Hữu vứt bỏ bộ mặt tuân
phục bề ngoài và không còn tham dự vào đời sống cũng như sự thờ phượng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.