điệp về vấn đề hòa bình và hòa giải. Ðức giáo hoàng cũng cho phép trợ cấp
các nạn nhân chiến cuộc: năm triệu rưỡi tiền Ý của quỹ giáo hoàng và ba
mươi triệu tiền quyên góp của người Công Giáo trên thế giới. Mặc dù Ðức
Bênêđíctô XV đôi khi bị nghi ngờ và bị chỉ trích bởi các quốc gia có tham
dự trong cuộc chiến vì ngài từ chối đứng về phe này hay phe kia, nói cho
cùng ngài đã thi hành nhiều công việc hơn bất cứ một trung gian quốc tế
nào để phá vỡ các bức tường thù hận.
Một biến cố quan trọng có ý nghĩa cảnh giác cũng như hy vọng cho
thế giới đã xảy ra trong thời Ðức Giáo Hoàng Bênêđíctô. Vào năm 1917,
Ðức Maria, Mẹ Thiên Chúa, đã hiện ra với ba trẻ ở Fatima, Bồ Ðào Nha, và
liên tiếp trong năm lần sau đó vào ngày mười ba mỗi tháng. Ðức Maria tiên
báo Thế Chiến I sẽ chấm dứt nhưng cảnh cáo rằng, nếu không cầu nguyện
và ăn năn sám hối, “nước Nga sẽ gieo rắc kinh hoàng khắp thế giới, đưa
đến chiến tranh và bách hại Giáo Hội.” Ðây là điều tiên tri lạ đời vì lúc ấy
nước Nga sống về nông nghiệp và còn suy yếu vì cuộc nội chiến. Mỗi lần
Ðức Maria hiện ra, ngài yêu cầu lần chuỗi mai khôi hàng ngày và suy niệm
về các mầu nhiệm. Sau cùng, Ðức Maria yêu cầu mọi người, mọi gia đình,
mọi quốc gia (nhất là nước Nga) được tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm
Nguyên Tội của Ðức Maria. Việc tận hiến nước Nga được thể hiện bởi đức
giáo hoàng cùng hiệp nhất với các giám mục trên thế giới.
Thật quan trọng để biết rằng tâm điểm thông điệp Fatima là thông điệp
căn bản của Phúc Âm — kêu gọi dân Chúa ăn năn sám hối, tin vào Ðức
Giêsu Kitô, và sống đạo tốt lành. Ðể chứng minh cho thế giới biết sự xác
thực của việc hiện ra, Ðức Maria nói với các trẻ là vào ngày 13 tháng Mười
1917, Thiên Chúa sẽ cho một dấu hiệu. Vào ngày ấy, hàng trăm ngàn người
đến dự kiến, cả Kitô Hữu cũng như người tò mò, tất cả đã chứng kiến cảnh
mặt trời dường như xoay tròn và nhẩy múa trên trời, là một hiện tượng mà
không ai có thể giải thích một cách khoa học.
Một biến cố khác thay đổi lịch sử thế giới. Cuộc Cách Mạng Tháng
Mười ở Nga đã đưa đảng Bolshevik của Lenin lên cầm quyền, đánh dấu sự
khởi đầu của chế độ cộng sản ở Nga: khai sinh Liên Bang Sô Viết. Chủ
thuyết cộng sản là một triết thuyết chính trị vô thần của Karl Marx (1881-