LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 109

Hội Công Giáo, từ chối hỗ trợ chính phủ phát xít, và đổi lại, chỉ chấp nhận
sự độc lập và an toàn của một trăm lẻ chín mẫu đất, là Vatican.

Vào năm 1933, Ðức Piô XI còn phải ký kết một thỏa ước khác với tân

lãnh tụ Ðức Quốc Xã, Adolf Hitler. Một lần nữa, đức giáo hoàng từ chối
bất cứ vai trò chính trị nào của Giáo Hội Công Giáo trong chế độ Hitler và
chỉ tìm cách đảm bảo sự tự do và quyền lợi trọn vẹn của người Công Giáo
ở Ðức. Trước khi chữ ký ráo mực, Hitler bắt đầu đàn áp Giáo Hội Công
Giáo và khởi sự chính sách ghê tởm đối với người Do Thái. Chế độ phát xít
cũng bắt chước hành động ấy ở Ý. Sau một vài năm kiên nhẫn và chống đối
không có hiệu quả, vào năm 1937 Ðức Giáo Hoàng Piô XI đã ra một thông
điệp nẩy lửa, Mit Brennender Sorge, dứt khoát lên án chủ nghĩa phát xít và
chủ nghĩa quốc xã.

Giáo Hội Công Giáo còn chịu đau khổ vì cuộc nội chiến ở Tây Ban

Nha vào năm 1936 cũng như vì các nhà cầm quyền muốn chà đạp Công
Giáo ở Nga và Mễ Tây Cơ. Các linh mục và giám mục ở Nga và Mễ Tây
Cơ bị cầm tù hoặc bị tử hình vì chế độ cộng sản. Ðây là những biến cố bi
thảm, nhất là đối với vị giáo hoàng là người muốn thiết lập một vương quốc
bình an của Ðức Kitô trên trần gian. Việc ngài thiết lập lễ Ðức Kitô Vua
năm 1925 là để nhắc nhở cho mọi người biết, Ðức Kitô là Vua của các quốc
gia, đó là điều cần thiết nhưng đã bị quên lãng ở nhiều nơi.

Ðức Giáo Hoàng Piô XI còn giữ vai trò lãnh đạo trong các sinh hoạt

truyền giáo và giáo huấn xã hội. Công cuộc truyền giáo của Giáo Hội Công
Giáo tiếp tục phát triển trên toàn thế giới, và Ðức Piô XI là vị giáo hoàng
đầu tiên có thể tấn phong các giám mục thuộc các sắc dân địa phương.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày ban bố thông điệp Rerum Novarum của
Ðức Lêô XIII, vào năm 1931, Ðức Piô XI đã ban bố một thông điệp của
chính ngài, Quadrigesimo Anno, trong đó ngài đưa ra các nhận định luân lý
về vấn đề tư bản và lao động, cũng như các ích lợi và giới hạn của chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản. Như mọi giáo huấn Công Giáo khác về
xã hội, các giá trị của Ðức Giêsu Kitô và Phúc Âm được coi là tiêu chuẩn
tối cao để thẩm định và phê phán các nguyên tắc và hệ thống kinh tế và
chính trị. Phong trào Công Giáo Tiến Hành tiếp tục được khích lệ như một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.