LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 141

ĐGH Bênêđích dường như sẽ tiếp tục các nỗ lực để đưa phụ nữ vào

các vai trò tích cực trong Giáo Hội và để cổ vũ sự mỹ miều và trang trọng
của phụng vụ. Khi ĐGH Gioan Phalô II từ trần chỉ vài tháng trước Ngày
Giới Trẻ Thế Giới được dự trù ở Cologne, nước Đức, ĐGH Bênêđích đã
không bỏ lỡ cơ hội tham dự biến cố vĩ đại này, được tổ chức ngay trên quê
hương của người. Đức Bênêđích tiếp tục khích lệ việc tổ chức Ngày Giới
Trẻ Thế Giới, tỉ như năm 2008 ở Úc. Trong bài diễn văn này, cũng như
nhiều bài khác, ĐGH Bênêđích nhấn mạnh rằng Đức Giêsu Kitô là nguồn
mạch hy vọng của chúng ta: hy vọng của nhân loại và của từng người.
Người còn lên tiếng hỗ trợ các phong trào mới trong giáo hội, mà người đã
nói vào năm 1985 là “điều tràn trề hy vọng ở mức độ Giáo Hội hoàn vũ…
như một mùa pentecost trong Giáo Hội.” Người đã tổ chức một đại hội
quốc tế cho các phong trào này tại Pentecost 2006, cũng như ĐGH Gioan
Phaolô II đã làm tại Pentecost 1998.

Triều đại ĐGH Bênêđích không phải là không có thử thách. Vô tình

người đã tạo ra một thách đố khi trong bài diễn văn ở Đại Học Regensburg,
người ám chỉ đến những khó khăn về niềm tin và cách sống đạo của Hồi
Giáo. Tuy lúc đầu những tương giao giữa Công Giáo và Hồi Giáo có căng
thẳng trong một số vùng, sau cùng sự kiện này đã mở ra và cổ vũ việc đối
thoại chân thành, là điều thiết yếu cho những tương giao liên tôn đích thực.
Tuy thế, biến cố này báo hiệu rằng những tương quan giữa người tín hữu
Kitô và Hồi Giáo, cũng như những tương giao giữa các tôn giáo trên thế
giới, sẽ là một lãnh vực đòi hỏi nhiều sự cầu nguyện và nhậy cảm trong thế
kỷ hai mươi mốt.

Giáo Hội không thể thay đổi sự quyết tâm với sứ mệnh đã được chính

Đức Kitô trao phó, để làm chứng cho phúc âm một cách không mệt mỏi và
can đảm, “khi hợp thời hay không hợp thời” (x. Timôtê 4:2). “Việc truyền
bá mới” này như ĐGH Gioan Phalô II đã gọi, bao gồm việc làm chứng cho
những ai chưa được nghe và chưa tin vào phúc âm của Chúa Kitô (mà họ
khoảng hai phần ba dân số thế giới) và cả những ai trong các quốc gia Kitô
Giáo (kể cả Công Giáo), họ cần được nghe và trân quý phúc âm một cách
mới mẻ (được “tái phúc âm hóa”).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.