LỊCH SỬ GIÁO HỘI CÔNG GIÁO - Trang 140

trong thập niên 1980 và một số điều tra các bài viết của các thần học gia
làm nguy hại đến đức tin Công Giáo. Việc trình bày Đức Joseph Ratzinger
như một “người canh giữ” hay “người củng cố” giáo lý cách cứng rắn thì
bất công, và các hồng y đã cho thấy sự tôn trọng của họ khi chọn người làm
giáo hoàng năm 2005.

Khi lấy tên Bênêđích, Đức Joseph Ratzinger cho thấy ao ước của

người là duy trì và khôi phục văn hóa Tây Phương, như Thánh Bênêđích đã
thi hành. Trong cái nhìn của người, thách đố lớn lao nhất đối với Tây
Phương là “sự độc đoán của thuyết tương đối”, mà nó từ chối sự hiện diện
của một trật tự luân lý khách quan và chân lý khách quan.

Trong bài giảng đầu tiên là giáo hoàng, ĐGH Bênêđích bày tỏ sự

quyết tâm thực hiện trọn vẹn và trung thực với giáo huấn của Công Đồng
Vatican II như ĐGH Gioan Phaolô II đã thi hành một cách cần mẫn. Người
nói rằng “quyết tâm chính” của người là phục hồi sự đoàn kết Kitô Giáo, sự
đoàn kết mà Đại Diện Chúa Kitô phải làm việc không ngừng nghỉ.

Nếu ĐGH Bênêđích tìm cách dậy dỗ và bảo vệ chân lý, thật hiển

nhiên là người ao ước thi hành việc đó với bác ái và qua sự đối thoại kiên
nhẫn, thay vì những tranh luận và kết án nghiệt ngã. Hai thông điệp đầu
tiên của người là về tình yêu (nhất là, Deus Caritas Est [Thiên Chúa là Tình
Yêu]) và về hy vọng (Spe Salvi). Trong chuyến tông du đầu tiên, hy vọng là
tâm điểm thông điệp của người, tập trung đến niềm hy vọng sau cùng và
chắc chắn mà chúng ta tìm thấy nơi Chúa Giêsu và phúc âm của Người. Sự
sợ hãi đầy dẫy trong thế giới phải nhường chỗ cho niềm hy vọng của những
ai tin vào Thiên Chúa. Ở Hoa Kỳ người nói về một “Pentecost mới” và một
“mùa xuân mới trong Thần Khí” cho Mỹ Châu, nếu Kitô Hữu cầu xin và
sống với lòng khao khát được Chúa Thánh Thần ngự đến.

Những ảnh hưởng của ĐGH Bênêđích thì lan xa. Người đã phát hành

hơn năm mươi cuốn sách, và ngay cả khi là giáo hoàng người phát hành
cuốn Jesus of Nazareth (Đức Giêsu ở Nagiarét), là cuốn mẫu mực cho các
thần học gia về cách trình bày đức tin của Giáo Hội qua nguồn Kinh Thánh
uyên thâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.