Misericordia; người còn tuyên thánh cho Chị Faustina Kowalska, “vị thánh
của lòng thương xót Chúa”), về Đức Maria (Redemptoris Mater; châm
ngôn riêng của người là Totus Tuus, (Hoàn toàn thuộc về Mẹ Maria) và về
Thánh Thể (Ecclesia de Eucharistia).
Đức Gioan Phaolô II là một nhà lãnh đạo dứt khoát, người không sợ
công bố và sống thông điệp về hòa bình và hòa giải. Nhiều quan sát viên
cho rằng sự xụp đổ của Xô Viết trong sự thống trị Đông Âu năm 1989, tối
thiểu một phần là vì ảnh hưởng luân lý và tài ngoại giao của người. Năm
1979, lần đầu tiên người về thăm quê nhà khi là giáo hoàng, và người liên
tục hỗ trợ phong trào bất bạo động của công nhân ở Ba Lan, do Lech
Walesa lãnh đạo, ông được giải thưởng Nobel Hòa Bình.
Đức Gioan Phalô II đã mời các đại diện của các tôn giáo lớn trên thế
giới đến Assisi năm 1986 trong Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho Hòa Bình.
Người xin tha thứ các lỗi lầm của Giáo Hội Công Giáo, trong quá khứ và
hiện tại, nhất là trong cực điểm triều đại của người — “Đại Năm Thánh” kỷ
niệm việc giáng lâm của Chúa Giêsu Kitô hai ngàn năm trước. Chính Đức
Gioan Phaolô II đã làm gương tha thứ khi người đến thăm và tha thứ cho
Mehmet Ali Agca, là thủ phạm đã ám sát hụt người vào năm 1981.
Thế giới ở thế kỷ hai mươi mốt là một nơi khó khăn và hiểm nghèo.
ĐGH Gioan Phaolô II đã dùng chân lý để đương đầu với sự mơ hồ, lòng
bác ái với sự chia rẽ và đức tin và đức cậy chống lại sự sợ hãi. Người kêu
gọi Giáo Hội hãy trở nên thánh thiện qua sự cầu nguyện, như được minh
họa bởi Thánh Têrêsa ở Calcutta.
Khi Đức Gioan Phaolô II từ trần, vẫn còn nhiều thách đố chưa được
giải quyết, tỉ như những cáo buộc các linh mục lạm dụng tình dục trẻ em,
nhất là ở Hoa Kỳ. Trên toàn thế giới, Giáo Hội vẫn phải đối diện với sự
khước từ các quyền lợi và các quyền tự do trong nhiều quốc gia và ngay cả
sự chống đối của dân quân và có tổ chức. Ở những nơi khác, nhất là ở Tây
Phương, việc sa sút sống đức tin và hoang mang về ý nghĩa đức tin hướng
đến một nhu cầu cần canh tân hoặc một sự phục hồi và hướng dẫn rõ ràng
về sự canh tân mà Công Đồng Vatican II đã mời gọi cũng như cần các giáo
hoàng tìm cách thi hành. Chắc chắn thời gian đã chín mùi cho việc “truyền