chức phó tế vĩnh viễn như đã có từ thời Giáo Hội tiên khởi. Ngài nhìn nhận
vai trò mới của giám mục bằng cách triệu tập nhiều thượng hội đồng giám
mục để cố vấn cho ngài. Mặc dù tình trạng sức khỏe yếu kém đã giới hạn
các sinh hoạt của ngài vào cuối thời giáo hoàng, Ðức Phaolô VI được nhớ
đến như một khuôn mặt chính yếu đã duy trì sự quân bình giữa việc thể
hiện các thay đổi trong Giáo Hội và vẫn giữ Giáo Hội trung thành với
truyền thống của mình.
Nhiều người Công Giáo phi thường đã góp phần trong giai đoạn lịch
sử này: Ðức Dom Helder Camara, tổng giám mục của Recife, Brazil, nổi
tiếng là tận tụy cho người nghèo; bà Dorothy Day, người đồng sáng lập
Phong Trào Thợ Thuyền Công Giáo, và cũng nổi tiếng khắp thế giới là Mẹ
Têrêsa ở Calcutta, mà dòng Bác Ái Truyền Giáo của ngài hiện đang phục
vụ trên toàn thế giới. Tất cả các vị này đã đại diện cho hàng ngàn người
Công Giáo khác đang làm việc một cách anh hùng trong giai đoạn lịch sử
này để mở rộng nước Thiên Chúa.
Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II (1978)
Sau cái chết đột ngột của Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô I, mới ba mươi ba
ngày làm giáo hoàng, các vị hồng y lại phải gặp gỡ nhau để tuyển chọn vị
giáo hoàng đầu tiên không phải là người Ý kể từ năm 1522, đó là Ðức
Hồng Y Karol Wojtyla, tổng giám mục của Krakow, Ba Lan. Người cũng là
vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ quốc gia dưới sự thống trị của cộng sản.
Triều đại giáo hoàng của người là triều đại thứ ba lâu nhất trong lịch sử.
Ảnh hưởng của triều đại này thật sâu đậm đến độ nhiều người đặt tên cho
người là “Gioan Phaolô Cả” - một danh xưng mà thời gian có thể minh
chứng.
Ngay khi mở đầu triều đại giáo hoàng, Đức Gioan Phaolô II đã mời
gọi thế giới hãy loại bỏ sự sợ hãi và hãy “mở rộng cửa cho Chúa Kitô.” Vị
giáo hoàng truyền giáo này đã đi đến mọi ngõ ngách của trái đất. Được ước
lượng rằng những chuyến thánh du của người tương đương với ba lần
khoảng cách từ trái đất đến mặt trăng (trên bảy trăm ngàn dặm) và không ai