LỊCH SỬ NAM TIẾN CỦA DÂN TỘC VIỆT - Trang 33

làm thành nhà lợp bằng lá. Những đồ dùng phần nhiều là đồ vàng bạc, nên
ngạn ngữ ta có câu « phú quý Chân lạp ». Quan trật số 10 là trên mà số 1 là
dưới. Các quan vào ra mắt vua phải quỳ gối mà đi vào. Nhà cửa của dân thì
rất chật hẹp. Cách ăn mặc chỉ dùng mảnh vải hoa sặc sỡ quàng ngang lưng
chứ không có quần áo.

Tính từ sau khi nước ta độc lập, bắt đầu từ năm Ứng thiên thứ 8 (1000)

đời vua Đại hành nhà Tiền Lê quân ta khởi vào đánh Chiêm thành, cho đến
năm Cảnh hưng thứ 19 (1758) đời vua Hiền tôn nhà Hậu Lê mà tức là năm
thứ 20 đời Võ-vương Nam triều, ta lấy được hết đất Thuỷ Chân lạp, trong
khoảng hơn bẩy trăm năm đó dân tộc ta đã tiến về mặt Nam mà chinh phục
được Chiêm thành Chân lạp mở mang bờ cõi được hai phần ba đất Trung kỳ
và toàn cảnh Nam kỳ, tức là vào nửa phần đất nước ta ngày nay, qua ngàn
vượt bể, gội gió tắm mưa, cái công phu khai thác gian nan của các đứng tiên
dân ta xưa thật có đại tạo cho chúng ta ngày nay vậy. Tiếc vì thời thế biến
thiên, vận hội đổi khác, cho nên bước đường nam tiến của ta thế lực bành
trướng của ta, chỉ có đến đấy làm hạn ; chứ nếu không thì biết đâu rằng đến
bấy giờ bước đường nam tiến của ta lại chẳng xoay ra tây tiến mà làm cho
nước Xiêm la sẽ không ăn ngon ngủ yên được với ta rồi. Nhưng mà thôi ba
kỳ đất nước, nghìn dậm non sông, cứ cái thổ địa ấy, cứ cái giang sơn này,
anh em chị em hơn hai mươi triệu đồng bào, nếu ta biết nghĩ đến cái công
phu người trước, lo đến cái vận mệnh tương lai, mà biết cùng nhau tự tu tự
tỉnh, bảo nhau tự phấn tự cường, thì cũng không phải là không đủ cho ta có
thể lập nên một nước trang nghiêm sán cạn. Chỉ e rằng bà con ta sống say
chết mộng, không biết mở mắt mà trông sau trông trước để lo lấy sự sinh tồn
ở giữa cái buổi đời cạnh tranh ưu thắng liệt bại, thì dù tổ tiên ta ngày xưa có
chịu khó đổ máu rụng đầu để khai thác được bời lõi đất đai rộng rãi hơn nữa,
nhưng nào có làm gì ! nào có làm gì !

Núi kia ai đắp nên cao ?

Sông kia bể nọ ai đào nên sâu ?

Mong rằng đồng bào ta đọc cuốn « Lịch sử Nam tiến » này sẽ biết cảm

nhớ đến công nghiệp của ông cha mà biết tự giác ngộ ra thì cái công phu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.