Giải phóng Nhà tù Côn Đảo lần thứ nhất (1945)
Từ năm 1942 bọn Nhật đã đổ quân lên Côn Đảo nhưng ít lâu sau chúng
rút về. Ngày 6-2-1945, tàu chiến Nhật đã đổ lên đảo một toán lính khoảng
20 tên và đóng lại, bất chấp sự phản đối của lính Pháp. Lính Nhật chiếm
ngay đài vô tuyến điện (T.S.F), tước hết rađiô của những nhân viên Pháp,
khống chế khu nhà ở của chúa đảo và sĩ quan Pháp.
Tên sĩ quan Nhật hằng ngày ra vào dinh Tham biện, trại lính Pháp và các
trại giam tù chính trị để điều tra tình hình. Bọn Pháp hoang mang, lo sợ.
Chúa đảo Tít xe ra lệnh cấm cố tất cả tù nhân thân Nhật đang làm khổ sai ở
các nơi trên đảo vào Banh III. Những tên tù thân Nhật đầu sỏ lồng lộn trong
Banh III, chúng đe dọa và luôn miệng chửi rủa bọn gác ngục Pháp.
Đảng ủy Côn Đảo nhận định mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật đã đến mức
quyết liệt, sắp bùng nổ và có thể xuất hiện tình thế cách mạng. Đảng ủy đã
chỉ thị cho tất cả đảng viên phải hết sức tỉnh táo, sẵn sàng đối phó với mọi
tình huống phức tạp có thể xảy ra. Anh em ở các banh phải cảnh giác cao
đó với bọn tù nhân Nhật, cất giấu kỹ sách báo tài liệu và giữ vững nguyên
tắc hoạt động bí mật.
Đảng ủy còn chỉ thị cho tất cả các cơ sở Đảng phải tích cực chuẩn bị
vượt ngục, đưa cán bộ về đất liền tăng cường lực lượng cho Đảng ta đón
thời cơ lãnh đạo võ trang khởi nghĩa giành chính quyền. Nhiều chuyến vượt
ngục được chuẩn bị ngay trong tháng 2-1945. Các cơ sở ở Bản Chế và Nhà
Đèn đã cung cấp cưa, đinh, dây đồng, sơn, dầu hắc, vải bạt... Một số đồng
chí ở các sở tù ngoài được lệnh chọn địa điểm, hạ gỗ, đóng thuyền, đảng ủy
khẩn trương bố trí cho một số đồng chí có năng lực lãnh đạo chuẩn bị vượt
ngục. Đồng chí Phạm Hùng sau nhiều năm bị cấm cố cũng được anh em
vận động đưa ra làm ở Bán Chế.
Đêm 9-3-1945, Nhật làm đảo chính, hất cẳng Pháp để trừ hậu họa và độc
chiếm Đông Dương. Hội nghị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng ngay