tập công phu làm cho bọn gác dang hết sức ngạc nhiên, tưởng như “cả gánh
xiếc bị bắt vào tù”.
Đặc biệt là vở kịch thơ Chiến sĩ và Hằng Nga có tác dụng giáo dục sâu
sắc. Vở kịch do đồng chí Vương Gia Hương biên soạn và trình diễn ở Hỏa
Lò (Hà Nội) gồm 2 màn ca ngợi ý chí chiến đấu của người chiến sĩ cách
mạng đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ và cám dỗ để chiến đấu cho cho
sự nghiệp giải phóng đất nước.
Ra Côn Đảo, đồng chí Nguyễn Văn Vịnh biên soạn thêm 2 màn nữa, đưa
vở kịch đến một kết thúc hùng tráng. Người chiến sĩ chiến đấu và hy sinh,
vợ chiến sĩ ở nhà nuôi con khôn lớn để tiếp tục cuộc chiến đấu. Chất thơ và
nội dung tư tưởng vở kịch có sức cảm hóa sâu sắc đối với những chiến sĩ
cách mạng đang bị tù đày, thôi thúc họ kiên trì, vững chí.
Ở sở Bản Chế, anh em tù cộng sản cũng tổ chức diễn kịch của Môlie và
Coóchây. Một số anh em Quốc dân đảng đã từng tham gia đóng kịch ở
Banh II trong những năm trước có kinh nghiệm làm mũ áo, râu tóc đúng
mốt, mấy người thường phạm bị tù vì làm bạc giả cũng hăng hái tham gia
trang trí, vẽ phông màn. Anh em tập kịch bằng tiếng Pháp và tổ chức diễn
công khai để tranh thủ bọn gác dang. Tên quan tư Tít xe rất thích xem kịch.
Tít xe bắt thợ mộc làm sân khấu ngay tại dinh, bắt tù nhân diễn đêm kịch
đầu tiên cho riêng hắn và người thân xem rồi đêm sau mới cho diễn công
khai ở Bản Chế.
Nghe tin tù nhân diễn kịch Tây, bọn gác dang và lính Pháp kéo cả vợ con
đến xem chật bãi. Họ trầm trồ thán phục sự hiểu biết sâu sắc về nghệ thuật
của những người tù cộng sản, họ ngạc nhiên không thể hiểu được vì sao mà
trên hòn đảo tù này, những nạn nhân của nước Pháp thực dân lại có thể
thưởng thức và truyền bá những giá trị của nền văn hóa Pháp. Nghệ thuật
đã thức tỉnh nhân cách con người văn hóa trong những người gác ngục.
Gác ngục Pháp bớt hung ác hơn và đề nghị tù chính thức tiếp tục diễn kịch.
Đầu năm 1945 anh em dựng vở kịch tiếng Việt Tội của ai tố cáo chế độ
cũ chà đạp lên hạnh phúc con người. Vở kịch đã gây ấn tượng tốt cho số