LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 394

Trại I - Trại Cộng sản

Sau cuộc bạo động của tù nhân ở Chí Hòa (4-1956) và nhất là cuộc nổi

dậy tự giải thoát của 462 tù chính trị tại Trung tâm Huấn chính Biên Hòa
(2-12-1956), Ngô Đình Diệm quyết định chuyến tất cả chính trị phạm nguy
hiểm ra Côn Đảo và chỉ thị thành lập Ủy ban Liên bộ Nội vụ - Tư pháp -
Quốc phòng để thực hiện việc thanh lọc và di chuyển. Ủy ban Liên bộ đã
khảo sát và phúc trình hiện trạng như sau:

– “Lao I: hiện trạng còn tốt, chắc chắn và sạch sẽ, hiện là nơi giam giữ

các tội nhân. Lao này có 10 khám, có thể chứa 1.500 tội nhân.

– Lao II: mới tu bổ xong, hiện còn bỏ trống. Lao này kiên cố, sạch sẽ

như Lao I và có 13 khám, có thể chứa 1.950 tội nhân.

– Lao III: gồm một lao chính và một lao phụ. Lao chính hư hỏng nhiều,

nếu sửa chữa có thể chứa lối 1500 tội nhân... lao phụ trước là nơi giam giữ
tù binh, chỉ hư hỏng bề ngoài, có thể sử dụng để chứa tới 1.000 tội nhân.

– Ngoài ra, tại các sở tù, còn có 4 lao nhỏ có thể chứa 320 tội nhân. Tổng

số tội nhân hiện giam giữ tại Côn Đảo là 674 người".

Ngày 11-1-1957, chuyến lưu đày Côn Đảo đầu tiên chở 360 tù chính trị

thuộc các tỉnh miền Đông từ nhà lao Biên Hòa rời cảng Sài Gòn, trong đó
có 36 phụ nữ. Tính đến ngày 3-12-1957 ngụy quyền đày ra Côn Đảo 10
chuyến, tổng cộng 3.080 tù nhân. Lớp tù nhân đầu tiên thời Mĩ - ngụy bị
đày ra Côn Đảo tháng 1-1957 là tù chính trị không án, bị câu lưu (giam giữ,
chỉ định nơi cư trú). Họ là những người mà ngụy quyền cho là “nguy hiểm
nhất” được thanh lọc từ tất cả các nhà lao, đày ra Côn Đảo để tiếp tục các
thủ đoạn “tố cộng” trong tù với mức độ ác liệt hơn.

Theo phúc trình không số ngày 5-9-1958 của Nguyễn Văn Hòa, công an

biệt phái tại Trung tâm huấn chinh Côn Sơn, tính đến ngày 24-3-1957,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.