Nhà tù thời Ngô Đình Diệm
Đặc trưng cơ bản của thời kỳ 1955-1963 là cuộc đấu tranh của tù chính
trị chống ly khai Đảng cộng sản và chống các thủ đoạn tố cộng rất cực đoan
của chính quyền Ngô Đình Diệm. Lực lượng tham gia cuộc đấu tranh này
là gần 4000 tù chính trị câu lưu. Họ là những cán bộ kháng chiến, được bố
trí ở lại trong các cương vị chủ chốt từ cấp Xứ ủy, Khu ủy, Tỉnh ủy, Huyện
ủy đến cơ sở, tại các tỉnh phía Nam vĩ tuyến 17, được xếp vào loại phần tử
“nguy hiểm nhất”, “ngoan cố nhất”, được thanh lọc từ các nhà tù miền
Nam, đày ra Côn Đảo.
Thời Ngô Đình Diệm, ngoài các khoản viện trợ nuôi dưỡng bộ máy cai
trị, cố vấn Mỹ chưa can thiệp vào công việc quản trị tù nhân. Tập đoàn độc
tài Ngô Đình Diệm đã tiến hành kiểu chống cộng rất cực đoan, sâu độc và
tàn bạo. Chúng đánh vào tận gốc tư tưởng chính trị của người tù, bằng cách
cưỡng bức họ ly khai Đảng cộng sản; đánh vào tận cùng nhân cách, biến
người tù thành kẻ phản bội; đánh vào tận đáy sâu tâm hồn bằng cách bắt
từng người phải hô khẩu hiệu “đả đảo Hồ Chí Minh”, xúc phạm lòng
ngưỡng mộ thiêng liêng nhất của một dân tộc. Chính vì thế mà cuộc đấu
tranh chống ly khai Đảng cộng sản, chống các thủ đoạn tố cộng, diệt cộng
đã diễn ra rất quyết liệt dưới nhiều hình thức, lôi cuốn đông đảo cán bộ
đảng viên và quần chúng tù nhân tham gia.
Thân thể ai cũng bằng xương bằng thịt, đòn roi đánh vào đều đau. Tư
tưởng con người không phải là sắt đá, không thể không trăn trở trước sự
sống và cái chết, trước bạo lực khủng bố, truy bức, trước cạm bẫy, nanh
vuốt kẻ thù. Sự tan vỡ của Trại I - Trại cộng sản trong chiến dịch chuyển
hướng (4-1960) là một tổn thất lớn cho lực lượng chống ly khai.
Vào thời điểm mà áp lực khủng bô vượt quá sức chịu đựng của số đông
trong tập thể chiến đấu thì những chiến sĩ kiên cường nhất đã tự nguyện
nhận lấy sứ mệnh lịch sử. 59 người thà chết không ly khai, đã tiếp tục cuộc