chiến đấu tại chuồng cọp Côn Đảo, cho đến khi còn lại Năm Anh toàn
thắng. Hàng chục người trong đó đã hi sinh vô cùng anh dũng, tỏa sáng
Chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam.
Noi gương các anh, những người từng vấp ngã đã nhận ra sự yếu hèn,
cầu an của mình, sát cánh vươn lên kiến tạo lập trường khí tiết. Nhiều
người bền bỉ tranh đấu, chịu phạt, chịu đòn để “chia lửa” với những ngọn
cờ chống ly khai ở chuồng cọp.
Kế từ cuối năm 1960 trở đi, mặt trận đấu tranh trong tù đã thật sự hình
thành. Đứng trên tuyến đầu của cuộc chiến đấu chống ly khai, không khuất
phục trước bạo tàn là phẩm chất cao quý của những người cộng sản kiên
cường, song duy trì được cuộc chiến đâu cho đến khi còn năm Anh toàn
thắng là vai trò đoàn kết chiến đấu của mặt trận tù nhân, đặc biệt là cách tổ
chức khéo léo của tập thể, sự nuôi dưỡng, bảo vệ của một số người được
cài vào hàng ngũ trật tự trước đó.
Từ giữa năm 1961, chính quyền Ngô Đình Diệm đã xét nhiều đợt trả tự
do cho tù chính trị câu lưu. Khâm phục cuộc đấu tranh anh dũng của tù
chính trị câu lưu, lực lượng tù án chính trị đã vươn lên chống chào cờ ngụy.
Từ khi tù chính trị câu lưu đã xác lập vững chắc vị trí chính trị bảo vệ khí
tiết sau cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 ở Sài Gòn thì phong trào chống
chào cờ của tù án chính trị từng bước nổi lên như một nội dung cơ bản của
cuộc đấu tranh chính trị trong nhà tù Côn Đảo thời kỳ sau Ngô Đình Diệm.
------------------
. Các thành viên trong tổ chức “Đảo ủy” và Liên đoàn tù nhân đã tự
kiểm điểm và thống nhất với nhau 2 điểm: một là giải thế hai tổ chức này;
hai là tất cả những thành viên trong hai tổ chức này, từ nay về sau tuyệt đối
không được tham gia các tổ chức của tù chính trị với tư cách là người lãnh
đạo, chỉ được tham gia với tư cách một chiến đấu viên.