LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 76

Chi bộ khám Chỉ Tồn, Banh I (1930 -1934)

Ngày 9-2-1929, Quốc dân đảng tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh

tại Hà Nội. Thực dân Pháp điên cuồng khủng bố, bắt hàng trăm người yêu
nước và cách mạng. Tháng 7 năm 1929, theo lệnh của toàn quyền Pátkiê
(Pièrre Pasquier), các phiên toà đại hình được mở cùng một thời gian ở hơn
20 tỉnh và thành phố Việt Nam. Hàng trăm người bị kết án và đày ra Côn
Đảo, trong đó có một số hội viên Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí
Hội. Đây là những chiến sĩ cộng sản đầu tiên trên Côn Đảo.

Ngày 10-2-1930 cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc dân đảng

nổ ra và bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Nguyễn Thái Học và một số
lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng bị xử tử, hầu hết số đảng viên còn lại bị
bắt tù. Chuyến tàu Cơlốt Sáp (Claude Chappe) ngày 18-6-1930 rời cảng
Hải Phòng chở hơn 200 đảng viên Việt Nam Quốc dân đảng và gần 40
đảng viên cộng sản vừa bị bắt đày ra Côn Đảo.

Tại cửa biển Vũng Tàu, thực dân Pháp dồn tù từ tàu Cơlốt Sáp qua tàu

Ácmăng Rút sô (Hardmand Rousseaux) vừa chở đoàn tù từ Khám Lớn (Sài
CTòN) đến để đưa cùng một chuyến ra Côn Đảo. Trong lúc chuyển tàu
đoàn tù cộng sản đã phất cao lá cờ đỏ búa liềm và hô to các khẩu hiệu:

– Đả đảo đế quốc Pháp!
– Phản đối bắn giết, tù đày !

– Đáng Cộng sản Việt Nam muôn năm!
Hình ảnh lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên biển Vũng Tàu và âm vang của

những khẩu hiệu đã báo hiệu một thời kỳ đấu tranh cách mạng mới ở nhà tù
Côn Đảo.

Cuối năm 1930 thực dân Pháp đưa thêm mấy chuyến tù ra Côn Đảo,

nâng con số tù nhân ở đây lên 1992 người. Tù chính trị lúc này mới có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.