khoảng hơn 300 người mà phần đông là Việt Nam Quốc dân đảng bị cấm
cố trong Banh II. Hơn 1.600 tù nhân còn lại tập trung ở Banh I và các sở tù
khổ sai. Nhiều đảng viên cộng sản bị kết án khổ sai cũng bị giam chung với
tù thường phạm ở Banh I...
Lớp người cộng sản đầu tiên bị đày ra Côn Đảo còn gặp một số sĩ phu
yêu nước thuộc các phong trào Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, phong trào
chống thuế ở Trung Kỳ và một vài nghĩa quân của các cuộc khởi nghĩa
Hương Khê, Yên Thế, Duy Tân... còn sống sót sau nhiều năm bị đày ải ở
đây.
Nhà tù Côn Đảo là nơi tụ hội của những người yêu nước và những người
cách mạng Việt Nam sau mỗi lần thực dân Pháp khủng bố ác liệt. Theo
Niên giám thống kê Đông Dương, từ năm 1930 đến năm 1933, thực dân
Pháp đã bắt giam 216.532 người. Riêng ở Bắc Kỳ trong 2 năm 1930-1931
chúng đã mở 21 phiên tòa đại hình xử nhiều vụ với 64 án tử hình, 114 án
khổ sai chung thân và 430 án lưu đày biệt xứ. Nhiều người trong số đó đã
lần lượt bị đày ra Côn Đảo.
Mặc dù mỗi năm có đến hàng trăm người tù chết nhưng con số tù nhân ở
Côn Đảo vẫn không ngừng tăng lên:
Năm 1931: 2.145 người
Năm 1932: 2.276 người
Năm 1933: 2.483 người
.
Phần lớn số tù nhân tăng lên trong thời kỳ này là những đảng viên cộng
sản và quần chúng yêu nước bị thực dân Pháp bắt sau cao trào cách mạng
1930-1931. Dưới thời tên chúa ngục khát máu Buviê (Bouvier, 1927-1934)
nhà ngục Côn Đảo thật ghê rợn và ảm đạm.
Tháng 11 năm 1930, một trận bão lớn ập đến Côn Đảo, trại giam Sở
Lưới sập làm 75 người tù chết thê thảm; Banh I, Banh II và nhà cửa trên
đảo đều bay hết ngói. Sau trận bão, tù nhân được huy động đi sửa chữa
ngay nhà cửa cho binh lính và gác ngục, còn họ thì phải sống cảnh “màn