văn hóa nghệ thuật bằng các hình thức diễn kịch miệng, ngâm thơ, bình
luận các tác phẩm văn học mà anh em còn giữ được lúc đó như Truyện
Kiều của Nguyễn Du, Người mẹ của Mácxim Goócki (Gorki), Ximăng của
Gơlátcốp (Gladkov), Tam Quốc chí của La Quán Trung...
Các buổi sinh hoạt và học tập đã thu hút được đông đảo quần chúng cách
mạng và tù thường. Nhiều người ham học đến mức bệnh nặng vẫn không
rời cuốn sách, với một lời tâm niệm: “có chết làm ma biết chữ vẫn hơn”.
Bọn gác ngục vẫn thường rình rập nhưng Ban trật tự đã cắt cử người canh
gác và có kinh nghiệm đối phó. Các khám tù cộng sản còn bí mật kỷ niệm
ngày Quốc tế lao động (1-5), ngày Xô viết Nghệ Tĩnh (12-9), ngày sinh
Lênin (22-4), ngày Cách mạng tháng Mười Nga (7- 11) dưới nhiều hình
thức.
Khám 8 Banh III là nơi tập trung nhiều tên Tơrốtkít đầu sỏ. Bọn Tơrốtkít
thường xuyên tạc chủ nghĩa cộng sản, nói xấu Liên Xô và Quốc tế cộng
sản. Các đồng chí ở khám 8 phải kiên trì đấu tranh với chúng và giác ngộ
quần chúng, lôi kéo họ ra khỏi ảnh hường của Tơrốtkít. Bọn này là những
tên hay lý sự, chống cộng có kinh nghiệm nên đấu tranh với chúng rất căng
thẳng.
Từng giờ, từng phút trong lao tù, những người cộng sản Việt Nam hồi
hộp và lo lắng theo dõi cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên
Xô. Căn cứ vào các tài liệu về Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng sản (7-
1935), tổ chức Đảng ở Côn Đảo đã phân tích rõ thế yếu của chủ nghĩa phát
xít, giáo dục lòng tin tất thắng và sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân
dân Liên Xô và các lực lượng tiến bộ chống chủ nghĩa phát xít. Mặc dầu
bọn Pháp tìm mọi cách bơng bít tình hình nhưng tin tức về những trận
chiến đấu của Hồng quân Liên Xô ở Xmôlenxcơ và Xtalingơrát vẫn truyền
đến tận nhà ngục Côn Đảo làm nức lòng những người cộng sản Việt Nạm
trong lao tù.
Đồng chí Lê Hồng Phong, đồng chí Lã Vĩnh Lợi đã tổ chức nhiều buổi
sinh hoạt chính trị để giới thiệu những thành tựu trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hói ở Liên Xô để củng cố niềm tin tất thắng cho mọi người.