Giám thị trưởng cùng tên trung úy chỉ huy đội lính và hơn chục gác ngục
Pháp. La phốt hỏi:
– Ai là chỉ huy ở đây
Anh Huệ và anh Thắng bước ra điềm tĩnh trả lời:
– Thưa thiếu tá, ở đây không có ai chỉ huy ngoài ông Noócmăng. Còn
đại diện cho anh em tù là hai chúng tôi.
Không khí căng thẳng đã dịu bớt. La phốt bắt đầu cuộc đối thoại và lắng
nghe tù nhân trình bày. Anh Huệ và Lương Văn Thắng đã thay mặt tù chính
trì tố cáo hành động đánh đập dã man, xứ phạt vô cớ của chủ sở và tuyên
bố:
– Trước hành động dã man của chủ sở Noócmăng đã bắn anh Phả hai
hôm trước, nay lại đánh vỡ đầu bác Tư, chúng tôi tuyên bố sẽ không đi làm
nữa, nếu ông Noócmăng còn ở sở Bản Chế này.
Giám đốc nhượng bộ, đưa Đôminíchcơ Mai, một gác ngục lai, quốc tịch
Pháp về thay Noócmăng.
Nhà tù đang cần phải hoàn thành gấp chiếc sà lan gỗ đang đóng dở ở Bản
Chế để phục vụ việc bốc dỡ, vận chuyển hàng. Noócmăng bị hất khỏi một
sở có nhiều bổng lộc nhất thì rất ấm ức. Hắn cho già Keo, một tay sai trung
thành uống rượu say rồi đốt kho Bản Chế để hại giám thị Mai và kiếm cớ
khủng bố tù nhân, âm mưu bị phát hiện, đám cháy được dập tắt. Giám thị
Mai trực tiếp lấy cung già Keo. Biết toàn bộ âm mưu bị bại lộ, Noócmăng
tìm mọi cách chạy chọt, hiến cả vợ và con gái Hêlen (Hêlène) mới 17 tuổi
cho Giám đốc nhà tù. Kết quả là già Keo được tha. Noócmăng về làm xếp
Banh I. Một thời gian sau hắn đổi về Sài Gòn rồi chết vì bệnh lao.
Tháng 6 năm 1949, tên mật thám Trần Dư đã bị đền tội tại Sở Ruộng. Dư
làm mật thám cho Pháp khảo cung tù nhân ở bót Catina (Sài Gòn) dưới
quyền của hai tên ác ôn Mai Hữu Xuân và Trần Bá Thành. Không có người
tù nào qua bót Catina lại không đổ máu vì chúng. Nhiều đội viên Ban công
tác I đã tính giết hắn từ Sài Gòn mà chưa có dịp. Nay do mâu thuẫn nội bộ