LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 294

Số phận mây tên khác cũng không khá hơn. Lê Trung Chánh được ân xá

về Sài Gòn rồi chết vì bệnh ho lao. Người ta nói rằng Chánh sinh bệnh mà
chết vì không ai đoái hoài tới như những lời hứa hẹn đền đáp công lao cho
một thời làm tay sai trong tù. Võ Văn Nguyệt thì bị Pháp bỏ rơi hẳn. Năm
1954, Pháp đưa Nguyệt về trao trả tại Sầm Sơn, vì Nguyệt đã từng có một
thời đi với kháng chiến. Nguyệt trốn dưới hầm tàu không dám lên. Thủy
thủ Pháp lôi ra đánh cho một trận nhừ tử, nhưng cuối cùng thì Nguyệt cũng
về được Sài Gòn. Nguyệt đổi chủ, bán mình cho Mỹ.

Hoạt động của tù chính trị tại Khu biệt lập Banh II

Trong lúc các sở ngoài tập trung vào cuộc đấu tranh chống Liên xã thì tù

nhân khu biệt lập củng cố tổ chức, học tập văn hóa, chính trị và lý luận.
Chương trình lý luận, chính trị gồm các môn học:

– Duy vật biện chứng.
– Chủ nghĩa Mác-Lênin.

– Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
– Lịch sử cách mạng Nga.
– Tình hình trong nước và thế giới.

– Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
– Vấn đề ruộng đất...
Tài liệu do một số đảng viên có trình độ nhớ và biên soạn lại. Anh Bảy

Vinh là người biên soạn chủ yếu và là một thuyết trình viên xuất sắc. Do có
một số sai lầm trong khi bị bắt chưa được xử lý, anh tự nguyện xin không
tham gia sinh hoạt đảng trong tù, nhưng anh nhận và hoàn thành tốt mọi
việc Đảng ủy giao như tổ chức học lý luận, làm đại diện tranh đấu, góp ý
xây dựng các phương án đấu tranh, giải quyết những vấn đề nội bộ. Những
người bạn tù gần gũi đều học được ở anh phương pháp tư duy biện chứng
và phong cách đạo đức của người cộng sản trong tù.

Năm 1951, nhân dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, khu biệt lập đã tố

chức một cuộc kiểm điểm 7 ngày liền để giải quyết những vướng mắc trong

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.