nội bộ. Trong đội ngũ tù nhân kháng chiến, có nhiều người thuộc tầng lớp
trí thức vừa tham gia cách mạng. Họ lao vào cuộc kháng chiến với lòng yêu
nước thiết tha pha chút lãng mạn cách mạng, dũng cảm đi đầu trong đấu
tranh, thể hiện khí phách trước kẻ thù, song lại cố chấp và coi thường một
số cá nhân trong Đảng ủy.
Trong khi đó, một vài đảng viên cũ hạn chế về trình độ lãnh đạo, tác
phong gia trương, quan cách, sinh hoạt thiếu gương mẫu. Có đảng viên giữ
vai trò lãnh đạo đã đánh giá hẹp hòi đối với anh em trí thức. Khi quần
chúng phản đối tư cách cá nhân một người lãnh đạo thì bị chụp mũ là
chống Đảng, bị truy nguyên tư tưởng, quy kết lập trường. Mâu thuẫn phát
sinh từ khi còn ở Khám 6 Banh I trong những năm 1949-1950, do không
được giải quyết triệt để nên đã dẫn đến tình trạng có quần chúng không
thừa nhận tư cách một số đảng viên, thiếu lòng tin vào tổ chức Đảng.
Trước tình hình đó, chi ủy khu biệt lập quyết định tiến hành cuộc kiểm
điểm nội bộ, công khai trả lời những thắc mắc của quần chúng. Không khí
kiểm điểm dân chủ và cởi mở. Ai có thắc mắc gì thì nêu lên hết rồi cùng
nhau thảo luận. Được tự do phát biểu, quần chúng đã nêu ra nhiều câu hỏi
xung quanh vấn đề tổ chức Đảng, sự lãnh đạo của Đảng và tư cách đảng
viên như:
– Trung ương có cho phép thành lập tổ chức Đảng trong tù không?
– Tổ chức Đảng trong tù hoạt động công khai hay bí mật?
– Những ai được kết nạp vào Đảng có phải đạo đức tốt cả không?
– Tại sao tù nhân phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản?
Với sự đóng góp của đồng chí Bảy Vinh (Đào Năng An) và một số cản
bộ có trình độ lý luận và có uy tín, những thắc mắc của quần chúng được
giải đáp thỏa đáng, bằng sự phân tích sâu sắc, lý lẽ thuyết phục, thái độ
chân thành.
Nội dung giải đáp trong đợt kiểm điểm ấy tựu trung là: Do hoàn cảnh
trong tù chưa liên lạc được với Trung ương Đảng và Chính phủ nên chưa
xin phép được, nhưng không vì thế mà đảng viên lại nằm im, không tổ