ngay trong tù. Những người khác chưa được kết nạp đều là quần chúng tốt,
sau trở về thành những người có ích trên nhiều lĩnh cực công tác.
Cuộc kiêm điểm tháng 8-1951 đã giải đáp trúng những thắc mắc của
quần chúng đối với đảng viên và xóa bỏ cả thành kiến hẹp hòi của một số
cán bộ, đảng viên. Ai cũng thấy mình trưởng thành thêm một bước. Đảng
cởi mở với quần chúng, quần chúng chấp nhận sự lãnh đạo của Đảng và
bảo vệ Đảng. Chi bộ trong khu biệt lập sinh hoạt công khai, không còn phải
bí mật với quần chúng nữa. Trong mấy năm ở biệt lập, không có trường
hợp nào bị tố giác. Điều đó chứng tỏ một nguyên lý là: không có pháo đài
nào vững chắc hơn là lòng dân khi đã tin yêu, bảo vệ Đảng.
Lúc nhàn rồi, trong tù có nhiều chuyện trên đời để bàn luận. Tù ở nhiều
địa phương tụ hội về, mang theo phong tục, ngôn ngữ khác nhau. Khu biệt
lập mở một cuộc vận động nói đúng tiếng Việt. Ai nói sai phải đứng
nghiêm, sửa lại cho đúng theo hướng dẫn của người phát hiện, đồng thời
phải đeo vào cổ một thẻ đời sống mới để làm dấu mỗi lần nói sai. Muốn bớt
thẻ thì phải phát âm cho đúng, và phải bắt được người nói sai thì mới được
chuyến thẻ. Tối về kiểm số thẻ mà phê bình hay khen ngợi. Cuộc vận động
nói đúng tiếng Việt ở khu biệt lập đã giúp cho nhiều người có được độ
chuẩn trong ngôn ngữ khi nói và viết, nâng cao ý thức về Sự chuẩn mực và
trong sáng của tiếng Việt.
Ông già Tiếu là người cuối cùng được thanh toán nạn mù chữ trong khu
biệt lập. Ông bị mật thám Pháp đánh thành tật bàn tay phải. Kẹp mẩu gạch
vào mấy ngón tay tàn tật viết không thành, ông chuyển sang tập viết bằng
tay trái. Kiên trì và nhẫn nại trong một thời gian dài, mãi đến cuối năm
1952, ông mới viết được bức thư đầu tiên cho vợ. Dòng đầu tiên ông viết:
“Má bầy nhỏ à, nhờ cách mạng tôi đã biết đọc, biết viết thơ này gởi cho má
nó”.
Ở biệt lập thiếu thốn nhiều thứ, từ miếng cơm, ngọn rau, hạt muối, viên
thuốc cho đến ánh sáng, khí trời; nhưng bù lại, anh em có thời gian, có
sách, có thầy nên có điều kiện để học tập. Lê Trung Khá dạy toán, Trần