thông báo về âm mưu của nhà tù, tình hình nội bộ khối tù, hệ thống tổ chức
của Liên đoàn. Sau khi nghiên cứu điều lệ của Liên đoàn tù nhân Côn Đảo,
2 khám tù bính đã làm đơn tập thể, 100% tự nguyện tham gia tổ chức Liên
đoàn, lấy tên là Liên khu Trần Thành Ngọ. Anh Phạm Quý Tuyển (Thọ) đại
diện Khám 6, anh Hoàng Bách (Nguyễn Văn Nhã) đại diện Khám 7.
Nhân dịp này, Liên khu tù binh đã tặng Liên đoàn tù nhân Côn Đảo một
món quà đặc biệt: Bức hình Chủ tịch Hồ Chí Minh do họa sĩ Trịnh Vượng
phác thảo, Trần Quyết thêu bằng tóc mình và những sợi chỉ màu do anh em
góp lại. Sau hơn 2 tuần lễ đến đảo, đoàn tù binh đã tham gia lễ kỷ niệm
ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh do Liên đoàn tù nhân chỉ đạo. Ngày hôm
sau, đoàn tù binh chịu chung trận khủng bố trả thù như mưa roi” trên toàn
đảo của bọn chúa ngục. Hai khám tù binh còn phải chịu phạt theo chế độ xà
lim 3 tháng liền.
Ngày 6-10-1951, Đoàn tù binh thứ 2, gồm 135 người, ở Bắc Bộ bị đày ra
Côn Đảo. Sau khi làm thủ tục nhập đảo tại Banh I, họ bị chuyển về Banh II,
ở các Khám 1, 2, 3. Đoàn tù binh thứ 2 cũng làm đơn tập thể xin gia nhập
Liên đoàn. Anh Phan Cơ làm đại diện chung. Hai đoàn tù binh thống nhất
với nhau hình thành Liên đoàn tù binh, đổi tên là Liên khu Trần Đại Nghĩa.
Đảng ủy nhà tù Côn Đảo đã chỉ đạo công tác củ tập đảng viên ở khối tù
binh, chuẩn bị cho đại hội lần thứ 3 của Đảng bộ. Khối tù binh đã có những
đóng góp tích cực trong việc xác định phương châm và phương pháp hoạt
động của Đảng bộ nhiệm kỳ này.
Giám đốc Côn Đảo sử dụng lực lượng tù binh làm khố sai trong việc tu
bổ “con đường đồn điền” từ Sở Rẫy An Hải qua Sở Chuồng Bò và rải đá
đoạn đường từ Chuồng Bò lên mỏ đá. Đầu năm 1952, Giátty đưa một kíp tù
binh khai đá, một kíp mở con đường ra Bến Đầm.
Lực lượng tù binh thống nhất thành một khối, giữ tư thế của một đội
quân chính quy có tổ chức chặt chẽ. Ngày đầu tiên đi làm khổ sai, đoàn tù
binh tập hợp hàng 4, đi đều theo hiệu lệnh của đại diện. Lúc trở về trại tù,
họ cũng đi theo đội ngũ, khi đến thị trấn là đi đều cho đến khi vào trại, vốn
là những chiến sĩ có tổ chức và kỷ luật, họ giữ được nền nếp quân sự ngay