động khiêu khích của chúng, tiến tới lập lại tổ chức Liên đoàn ở các khu bị
chúng chiếm giữ. Đại hội nhất trí với các nhiệm vụ mà nghị quyết Đại hội
đã nêu, trước hết, hướng hoạt động của khối tù nhân vào các cuộc đấu tranh
hàng ngày, đồng thời phải bí mật chuẩn bị cho cuộc giải thoát lớn, quy mô
toàn đảo khi có điều kiện.
Đại hội bầu ra Ban chấp hành Đảo ủy, thống nhất giữa tù binh và tù án.
Đồng chí Lê Văn Hiến (tức Văn, thường gọi là Văn Hiến) là Bí thư với bí
danh là Vũ Chính. Đồng chí Lê Mai là Thường vụ Đảo ủy, kiêm Chủ tịch
Liên đoàn tù nhân. Giúp việc cho Đảo ủy có Ban tuyên huấn, Ban kinh tế -
xã hội, Ban đảng vụ, Ban tuyên truyền văn nghệ và Ban thi đua. Mỗi banh
có một chi bộ (5 chi ủy viên), mỗi khám là một phân chi (3 phán chi ủy
viên).
Đại hội quyết định đổi tên Liên đoàn tù nhân thành Liên đoàn tù nhân
kháng chiến Côn Đảo. Dưới cấp toàn đảo, mỗi banh có Ban chấp hành liên
khu, mỗi khám đều có Ban chấp hành khu. Ban chấp hành khu còn tổ chức
tù nhân trong khám thành từng toán 10 người theo mâm ăn, có toán trưởng
phụ trách; trong toán còn có tổ 3 người (tổ tâm giao), chặt chẽ như một đạo
quân chiến đấu.
Thực hiện nhất nguyên chế trong lãnh đạo, các cấp ủy đảng đều cử người
tham gia và trực tiếp lãnh đạo Liên đoàn tù nhân kháng chiến ở các cấp.
Ngoài những người được giao chuyên trách một công tác của Đảng bộ, các
đảng viên còn lại đều đảm nhiệm một nhiệm vụ của Liên đoàn. Liên đoàn
vừa là một tổ chức quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, vừa giống
như một chính quyền của tù nhân kháng chiến. Mỗi đảng viên vừa là người
lãnh đạo, vừa là một thành viên của Liên đoàn với đầy đủ quyền lợi, trách
nhiệm và nghĩa vụ.
Đại hội lần thứ 3 kết hợp được kinh nghiệm của lực lượng tù án trong
nhiều năm xây dựng phong trào với trình độ tổ chức chặt chẽ của lực lượng
tù binh và những chủ trương mới mà các đoàn tù binh vừa đem ra; kết hợp
việc củng cố tổ chức Đảng với kiện toàn tổ chức Liên đoàn. Đại hội đề ra
được những chủ trương và biện pháp thực hiện sự lãnh đạo toàn diện và