(14-7-1948); trận diệt tên cai tổng Tòng (11-1949). Tháng 2-1950, Võ Thị
Sáu bị bắt trong trận diệt hai tên ác ôn Cả Suốt, Cả Đay và bị kết án tử
hình. Bản án tử hình người thiếu nữ chưa đủ tuổi thành niên này đã làm
chấn động dư luận lúc đó. Thực dân Pháp giam Võ Thị Sáu ở Chí Hòa gần
2 năm. Cho đến đợt khủng bố trả thù này, chúng mới y án và đưa chị ra
Côn Đảo xử bắn.
4 giờ sáng 21-1-1952, bọn Pháp đưa hơn 40 tù nhân xuống tàu ra Côn
Đảo, trong đó có Võ Thị Sáu và 3 tù án tử hình. Tàu ghé Vũng Tàu đón cố
đạo và chánh án ra dự cuộc hành quyết. Ngày 22-1-1952 tàu đến Côn Đảo.
Chúng giam riêng Võ Thị Sáu tại xà lim của Sở Cò, canh gác nghiêm ngặt.
Được tin thực dân Pháp đưa người thiếu nữ Võ Thị Sáu ra đảo xử tử, Đảo
ủy và Liên đoàn phân công ngay một số tù nhân làm bồi ở Sở Cò và văn
phòng Giám đốc bí mật tiếp xúc, động viên chị giữ vững tinh thần trước
phút hành hình. Ngay buổi chiều ấy, bộ phận tù áo trắng đã chuyển đến chị
Sáu lời chào của Đảo ủy và Ban chấp hành Liên đoàn tù nhân Côn Đảo.
Các anh cũng tìm hiểu được lý lịch và thành tích chiến đấu của chị Sáu đế
làm cơ sở tố cáo kẻ thù và giáo dục truyền thống cho tù nhân.
Mờ sáng ngày hôm sau, 23-1-1952, thực dân Pháp đưa Võ Thị Sáu đi
bắn. Tại văn phòng Giám thị trưởng, chị từ chối rửa tội.
Trời chưa sáng hẳn. Gió chướng rít từng hồi. Người con gái bé nhỏ bình
thản đi giữa những tên đao phủ ra nơi hành hình. Những người tù ở các
khám đều đứng dậy hất vang vài Chiến sĩ ca đưa tiễn chị.
Phút cuối cùng, chị Sáu từ chối bịt mắt. Chị cất giọng hát bài Tiến quân
ca và hô to các khẩu hiệu:
– Đảng cộng sản Việt Nam muôn năm!
– Hồ Chủ tịch muôn năm!
– Việt Nam độc lập muôn năm!
Cùng trong buổi sáng đó, bọn Pháp bắn thêm một tử tù nữa là anh Hồ
Văn Năm (Năm Đen, số tù G.248). Mộ anh chôn ngay cạnh mộ chị Sáu.