Trưa hôm ấy, tù nhân ở nhiều khám đã bỏ ăn và viết đơn tố cáo thực dân
Pháp hành hình Võ Thị Sáu. Một người lính Lê dương già, gốc Đức đã bỏ
ăn ba ngày. Trong mấy ngày chờ tàu về Sài Gòn, người lính Lê dương đã
nói với những tù nhân làm bồi rằng anh ta hoàn toàn bị ám ảnh bởi đôi mắt
bình thản và thái độ trầm tĩnh đến lạ lùng của chị Sáu. Sau đó, anh ta xin
đổi về Pháp, bỏ hẳn nghề bắn thuê.
Các kíp tù đi làm khổ sai ở ngoài đã nhặt đá xếp quanh ngôi mộ chị. Tù
nhân Sở thợ hồ dành từng nhúm xi măng, gom lại đúc bia mộ chị. Được tin
ấy, chúa đảo Giátty ra tận nơi, đập nát tấm bia và cho lính cào bằng ngôi
mộ. Ngày hôm sau lại có một tấm bia mới đặt lên, đống đá được xếp cao
hơn trước. Bọn gác ngục đã đánh nát lưng cả kíp thợ hồ để tìm người đúc
bia nhưng không sao tìm được. Trận ấy, anh Bảy “gà cồ” đã chìa lưng đỡ
đòn cho những bạn tù yếu đuối. Tấm lưng anh nát tướp, ứa máu, không còn
chỗ nào lành lặn.
Bác sĩ Huy làm nhiệm vụ khám nghiệm tử thi đã chứng kiên từ đầu đến
cuối cái chết anh hùng của Võ Thị Sáu. Ông luôn miệng trầm trồ: “Thật là
một người gang thép, một người anh hùng thật sự bằng xương bằng thịt mà
ông tận mắt chứng kiến”. Ông dành mối thiện cảm ngày một nhiều hơn cho
những người tù kháng chiến và trở thành liên lạc cho tù nhân. Nhiều tài liệu
như Duy vật biện chứng, Bàn về mâu thuẫn do anh Bảy Vinh biên soạn,
cuốn Tuyên ngôn dộc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hiến pháp nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa do anh em khu biệt lập Banh II chép lại đã được
chuyển qua bác sĩ Huy đến đầu mối liên lạc tại Nhà Thương.
Nguyễn Văn Danh, thư ký văn phòng Giám thị trưởng đã chứng kiến và
rất khâm phục thái độ can đảm của Võ Thị Sáu. Danh nhiều lần trầm ngâm
bày tỏ lòng khâm phục chị Sáu trước các bạn tù. Danh vốn là tù kháng
chiến, bị Liên xã chia rẽ và lôi kéo. Sau nhiều lần, Danh trung lập thái độ,
không làm hại gì cho Liên đoàn.
Giống như Nguyễn Hoài Cư trước đây, Võ Thị Sáu đã làm cho cái chết
trở thành bất tử. Dũng khí của chị trước phút hy sinh đã tô thắm thêm