cũng phải thủ tiêu toàn bộ số ván đã giấu đủ để đóng 2 chiếc thuyền. Ai
cũng tiếc đứt ruột.
Được Đảo ủy chỉ đạo, các anh Trần Văn Xược, Đỗ Quang Hiệp, Phan
Lượng, Thép, Qua (tức Mậu) đứng ra nhận hết để khỏi lộ phương án giải
thoát của Đảo ủy. Cả 5 anh đều phải trải qua đủ mọi cực hình nhưng không
ai hé răng khai gì, ngoài việc nhận chủ mưu vượt ngục. Anh Qua (Mậu),
quê ở Hoành Bồ, tỉnh Quảng Yên (nay thuộc Quảng Ninh) bị đánh bầm dập
cả người, máu chảy ròng ròng từ đầu xuống mặt vẫn không nao núng. Anh
không trả lời những câu hỏi của tên cò như tổ chức có những ai? Cưa, giũa
lấy ở đâu?..., mà quay lại hỏi hắn: “Các ông còn cách đối xử nào dã man
hơn nữa không”.
Khí phách can trường của anh làm bọn chúa ngục phải kiêng nể, lau máu
mặt cho anh và thôi không đánh nữa. Chúng kết thúc hồ sơ 5 người.
Sau khi tu bổ xong “con đường đồn điền” qua An Hải và rải đá đoạn
đường 700 mét lên Chuồng Bò, Giátty đưa lực lượng tù binh mở con đường
ra Bến Đầm. Hắn trù tính sẽ nối Côn Đảo với vịnh bến Đầm trước mùa gió
chướng. Trong các báo cáo gửi về Sài Gòn, Giátty cho rằng công việc mở
con đường này đang trở nên cấp thiết để cung cấp thực phẩm cho Côn Đảo.
Bến Đầm là vịnh duy nhất mà tàu bè ra vào được trong mùa gió chướng.
Trong tương lai, y sẽ kéo dài con đường này vòng qua phía tây của đảo, nối
liền với nhánh đường phía bắc, từ thị trấn qua đèo ông Đụng. Con đường
này sẽ giúp chúng kiểm soát được toàn bộ phía tây hòn đảo, nơi xuất phát
phần lớn các cuộc vượt ngục.
Cuối tháng 5-1952, địch đưa một kíp tù binh hơn trăm người ra mở đoạn
đường từ mũi Cá Mập ra Bến Đầm. Chúng cho tù nhân dựng lán ở trong
một thung lũng nhỏ. Kíp tù binh thứ hai, khoảng 100 người rải đá đoạn
đường từ Sở Đá ra mũi Cá Mập. Kíp tù này sáng có ô tô đưa đi, tối xe đưa
về banh ngủ. số tù binh còn lại làm ở công trường đá. Kíp thợ xẻ tiếp tục xẻ
gỗ về đóng đồ cho bọn thống trị. Một kíp khác sửa Banh III.
Tình thế đã xuất hiện thời cơ cho một cuộc giải thoát. Các Đảo ủy viên
trong khối tù binh đã phác thảo một phương án võ trang cướp đảo, đưa toàn