LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 380

Bộ máy cai trị tù nhân thời Mỹ - ngụy

Tháng 3-1955, thiếu tá A.Blanck bàn giao chức Giám đốc quần đảo và

đề lao Côn Đảo cho Bạch Văn Bốn, thiếu tá quân đội Sài Gòn, chấm dứt
gần một thế kỉ cai trị của thực dân Pháp. Nửa năm sau, Bạch Văn Bốn trở
về Phân khu Đông, tham gia đàn áp các phe phái đối lập và phong trào cách
mạng, chức Giám đốc nhà tù về tay Trần Văn Thiều, một viên chức hành
chính. Trần Văn Thiều chỉ là giải pháp tạm thời. Theo xu hướng quân sự
hóa bộ máy hành chính, ngày 6-5- 1956, ngụy quyền Sài Gòn đưa Đại úy
bảo an Hồ Chí Thiền ra nhận chức Giám đốc quần đảo và đề lao Côn Đảo,
kiêm chỉ huy trưởng liên đội bảo an.

Tháng 10-1956, ngụy quyền Sài Gòn phân chia lại lãnh thổ Nam Việt

Nam, nâng cấp Hải đảo Côn Sơn thành tỉnh Côn Sơn (Sắc lệnh 147-NV
ngày 24-10-1956). Thiếu tá Bạch Văn Bốn được cử làm Tỉnh trưởng đầu
tiên của “tỉnh tù”. Tỉnh không có quận, huyện, phường, xã, không có các cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội, chỉ có tù nhân và bộ máy trị tù. Tỉnh trưởng
kiêm Chỉ huy trưởng Tiểu khu quân sự. Quản đốc Trung tâm Huấn chính
do đại úy bảo an Bùi Văn Năm đảm trách. Từ tháng 9 năm 1958, Tỉnh
trưởng kiêm chức Quản đốc Trung tâm Huấn chính.

Tháng 4 năm 1965 ngụy quyền Sài Gòn ra sắc lệnh 75-NV, bãi bỏ tỉnh

Côn Sơn, thiết lập trên quần đảo này một cơ sở hành chính trực thuộc
Trung ương, đứng đầu là một sĩ quan quân đội ngụy với chức danh Đặc
phái viên hành chánh kiêm Quản đốc trung tâm cải huấn Côn Sơn, chức
danh này tồn tại đến ngày cáo chung của ngụy quyền Sài Gòn. Từ tháng 3-
1955 đến tháng 4-1975, có 14 đời chúa đảo.

Tòa hành chánh tỉnh gồm: Văn phòng Tỉnh trưởng, Phòng Nội an, Phòng

Hành chánh tổng quát, Phòng Bút toán. Nhiệm vụ của tòa Hành chánh là
thảo các văn bản hành chánh, dự trù ngân sách, kế toán, kiểm soát lương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.