Hải quản Mỹ, Đài LORAN làm nhiệm vụ liên lạc với căn cứ quân sự của
Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương. Đài Kiểm báo kiểm soát toàn bộ hoạt
động của tàu thuyền từ ngoài khơi vào Vùng 3, Vùng 4 Duyên Hải. Ngụy
quyền chia Côn Đảo thành 3 khu vực phòng thủ:
– Chi khu A phòng thủ toàn bộ thị xã.
– Chi khu B phòng thủ từ Cỏ Ống đến Bảy Cạnh.
– Chi khu c phòng thủ từ Bến Đầm đến ông Đụng.
Mỗi chi khu có một đại đội. Riêng chi khu A có thêm Bộ chỉ huy tiểu
đoàn và đại đội chỉ huy. Tiểu khu Côn Sơn trực thuộc Bộ tư lệnh quân khu
5 (đóng tại cần Thơ). Năm 1961, phong trào đấu tranh vũ trang phát triển
mạnh, địch ráo riết phòng thủ Côn Đảo nhằm ngăn chặn cuộc tập kích từ
hai hướng: hướng của Quân giải phóng miền Nam xuất phát từ cửa Đại
Ngãi bằng ghe bầu và hướng của Hải quân Việt Nam từ Bắc vào, ngụy
trang bằng ghe ngư phủ. Địch nhận xét: "Đối với Việt Cộng, Côn Sơn chưa
phải là một mục tiêu quân sự, vì thế Việt Cộng không chiếm Côn Sơn làm
căn cứ chiến lược hoặc dùng làm bàn đạp tấn công nội địa. Tuy nhiên, vẫn
có nhiều lý do thúc đẩy Việt Cộng đột kích Côn Sơn như: gây tiếng vang
trên chính trường thế giới, gieo hoang mang trong đầu óc dân chúng miền
Nam, trấn an tinh thần của cán bộ nằm vùng và giải thoát cho 5.000 can
phạm".
Vì lẽ đó, Tiểu khu Côn Sơn được chuyển thành chế độ Biệt khu trực
thuộc Bộ Tổng tham mưu ngụy, Bộ tư lệnh Hải quân ngụy đảm nhiệm tuần
tiểu bảo vệ, liên đoàn dù được huy động ứng cứu Côn Đảo khi có sự biến.
Ngày 15-11-1961, đại đội 3 thuộc tiểu đoàn 3, liên đoàn dù đã tiến hành tập
trận nhảy dù tiếp ứng toạ độ XQ. 708.615 gần thị xã Côn Sơn.
Sau khi tiếp quản từ tay thực dân Pháp, ngụy quyền Sài Gòn đặt tất cả
các đề lao và nhân viên giám thị trực thuộc Bộ Tư pháp (Sắc lệnh 111-NV
ngày 21-8- 1956). Sau 2 vụ bạo dộng của tù nhân ở Chí hòa và Tân Hiệp
(1956) phải sử dụng lực lượng an ninh quân đội đàn áp, chính quyền Diệm
đã giao cho quân đội tiếp nhận các nhà lao cùng toàn bộ nhân viên. Tháng