Trại II - “Trại quốc gia” và
những quan điểm đấu tranh
Trại I - Trại cộng sản, Trại chống ly khai là ngọn cờ, là đỉnh cao phong
trào đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị Côn Đảo. Bên cạnh đó, tù
chính trị Trại II cùng tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết với những
mức độ và hình thức khác nhau.
Nhân số Trại II tính đến tháng 12-1957 có 1.642 người, trong đó có 59
nữ, gồm đủ các thành phần: các giáo phái Hòa Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên;
thường dân bị tình nghi là cộng sản; nhân viên chính quyền Diệm do mâu
thuẫn nhau mà phải ở tù và một bộ phận là tù chính trị. Ngụy quyền gọi
Trại II là “Trại quốc gia”, nơi giam giữ những người đã ly khai cộng sản,
quy thuận “chánh nghĩa quốc gia”, chịu học tố cộng.
Một số tài liệu trước đây, trong đó có tác phẩm Bất Khuất của Nguyễn
Đức Thuận đã đánh giá không đúng về tù chính trị Trại II, cho rằng những
người đã ly khai là đầu hàng, phản bội. Thật ra, không kể số tù giáo phái,
chỉ có một số ít tù chính trị thuộc loại khuất phục, đầu hàng, còn đại bộ
phận là do sức chịu đựng yếu và có những quan điểm khác nhau về mức độ
và phương pháp đấu tranh.
Một quan điểm cho rằng đấu tranh trực diện như Trại I là quá tả, khi đã
thất thế sa cơ, nằm trong tay giặc thì không thể chống lại bộ máy bạo lực
khổng lồ. Chống là chết, mà chết hết thì còn ai tranh đấu. Nay cứ tạm chịu
điều kiện của địch, sau được thả về sẽ hoạt động trở lại. Số người theo quan
điểm này không nhiều, và sau đó, họ đã nhận thức được cuộc sống của
người chiến sĩ cách mạng bao giờ cũng gắn liền với phẩm chất chính trị.
Nếu dễ dàng chấp nhận điều kiện của kẻ thù thì họ sẽ bôi đen, bị đẩy tới
con đường phản bội hoặc bị vô hiệu hóa.
Một quan điểm khác cho rằng cán bộ đảng viên phải bám sát quần chúng
mà lãnh đạo. Trình độ giác ngộ và ý chí đấu tranh của quần chúng có hạn