Hòa ngày 6-6-1958 đã xếp những người này vào diện kém tinh thần ký kiến
nghị. Tất cả bị biệt giam, cấm cố trong các phòng 1, 2, 3. Một thời gian sau,
352 người không chịu nổi cảnh cấm cố phải xin ra, còn 324 người, kiên
quyết chống bản kiến nghị phản động.
Cũng trong bản phúc trình nói trên, địch phát hiện số can cứu không kí
kiến nghị ngày 7-7-1957 và ngày 6- 6-1958 “Hầu hết là người miền Trung,
họ có tổ chức kết cấu từ tỉnh để tranh đấu mọi hình thức khi cần thiết”.
Địch phát hiện khá chính xác. Chuyến lưu đày tù chính trị miền Trung
ngày 17-5-1957 ra Côn Đảo địch đưa thẳng về Trại II giam vào 5 phòng,
trong một tuần lễ, chúng chưa đặt điều kiện gì. Đoàn gồm 409 tù chính trị
(12 nữ) thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà
Nẵng, Quảng Ngãi.
Theo Bản tổng kết của Ban liên lạc tù chính trị Côn Đảo tỉnh Thừa Thiên
- Huế, thực hiện tháng 4- 1989, do Nguyễn Xuân Tốn chấp bút thì ngay khi
lên tàu, đại diện của 4 tỉnh đã liên hệ với nhau, hình thành bộ phận trách
nhiệm, tập hợp và chỉ đạo lực lượng tù chính trị theo từng tỉnh.
Cũng theo bản tổng kết này, những người có trách nhiệm trong đoàn tù
bốn tỉnh mới ra đã liên hệ được với Huỳnh Văn Tửng trong số ra trước đó,
nắm được thủ đoạn phân hóa, cưỡng bức ly khai của địch, biết rõ lực lượng
kiên cường chống ly khai đang bị biệt giam tại Trại I - Trại cộng sản, còn
Trại II là Trại “quốc gia” đang giam giữ số chịu ly khai cộng sản. Nội bộ
đoàn tù 4 tỉnh có 3 loại ý kiến:
– Có khoảng 60 anh em quan niệm rằng nếu địch không đặt điều kiện
cũng không ở lại Trại II (trại ly khai) mà phải đấu tranh, đòi hỏi địch đưa
qua Trại 1 (Trại cộng sản kiên cường).
– Một số khác nêu ý kiến vì mới ra đảo, sức khỏe yếu, có thể tạm thời
chịu điều kiện, để bồi dưỡng sức khỏe, củng cố đội ngũ rồi hãy đấu tranh.
– Ý kiến thứ 3, được đông đảo những người có vai trò lãnh đạo tán thành
là người tù không đòi hỏi ở trại nào. Nếu địch để ở Trại II mà không bắt ký
giấy ly khai thì cứ ở. Nếu địch đặt điều kiện xúc phạm khí tiết thì tuyên bố