LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 428

Trong lúc Trại I giương cao ngọn cờ chống li khai thì Trại II liên tục đấu

tranh chống học tập tố cộng bằng nhiều hình thức. Năm 1958, Ban tố cộng
Trại II thuyết trình tài liệu “Cộng sản với cuộc kháng chiến của dân tộc Việt
Nam”, nội dung xuyên tạc lịch sử, rằng cuộc kháng chiến chống Pháp lúc
đầu có tính chất quốc gia, sau cộng sản khủng bố các đảng phái, cướp công
kháng chiến, lái kháng chiến theo con đường cộng sản, thực hiện chủ nghĩa
tam vô: không gia đình, không tài sản, không tôn giáo...

Tài liệu này đã gây một luồng phản ứng mạnh mẽ khắp Trại II. Nhiều tù

nhân Trại II đã dũng cảm đứng lên vạch mặt “quốc gia” giả hiệu của ngụy
quyền tay sai, bảo vệ chân lý lịch sử, bảo vệ uy tín của Đảng và Bác Hồ,
bảo vệ chính nghĩa của sự nghiệp cách mạng. Mỗi buổi học tố cộng, bọn
công an, cải huấn, trật tự thường theo dõi và cảnh cáo “phần tử ngoan cố”
tra khảo, phạt xà lim, tạo cớ đánh đập. Biện pháp “cứng rắn” thì nhà tù
không thiếu, nhưng chúng luôn luôn bất lực là không thể đem “chủ nghĩa
quốc gia” để cải tạo tư tưởng cho tù nhân và không thể nào bôi nhọ được
uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mùa hè 1959, Ban cải huấn tổ chức trình diễn vở kịch “Giấc mơ kinh

khủng” do Nguyễn Phương, một tù tay sai trong Ban văn nghệ soạn. Vở
kịch nói về một nữ sinh từ bỏ đô thành tham gia kháng chiến, sau bị bạc
đãi. Kết cục là những lý tưởng cao đẹp của cô đã biến thành “giấc mơ kinh
khủng”. Hàng trăm tù chính trị câu lưu ở các phòng 1-2-12 và một số
phòng khác đã phản đối, không xem. Ngày hôm sau, địch bắt tất cả số tù
nhân không xem kịch ra lội nước, vét bùn, đắp đập Hồ Sen, không cho đội
nón, không cho uống nước một ngày ròng dưới nắng hè đổ lửa và roi vọt.
Ai say nắng, khát nước, ngơi tay là chúng đánh đập tàn tệ. Máu tù nhân
loang đỏ bờ đập. Từ đấy, đập Hồ Sen mang tên đập “Giấc mơ kinh khủng”.

Ngày 26-10-1959, “quốc khánh” Việt Nam cộng hòa, ngụy quyền Côn

Đảo bắt tù chính trị Trại II ký kiến nghị ủng hộ Ngô Đình Diệm. Lực lượng
chống ký kiến nghị vượt quá con số 800, song cũng giống như 2 lần trước,
sau khi địch đàn áp, chỉ còn gần 400 trụ lại được. Đó là những người đã
được sàng lọc qua hơn một năm tranh đấu. Một số người được Ban lãnh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.