Đầu năm 1959, địch phát hiện ra bức thư của Ban lãnh đạo Trại II gửi
Trại I qua anh Dũng ở kíp hoả thực (Nhà bếp), chúng bắt Nguyễn Hài,
Nguyễn Quýnh, Phan Hoè, sau bắt thêm Cao Viết Bảo (cơ sở binh vận), tra
tấn dã man nhưng không khai thác được tổ chức. Sau 20 ngày, Cao Viết
Bảo anh dũng hy sinh, địch ngưng tra tấn, chuyến ba người còn lại sang chế
độ cấm cố trường kỳ.
Ngày 19-10-1959, Trưởng ty công an Phú Yên đã lập hồ sơ gửi Tỉnh
trưởng Phú Yên, đồng gửi Tổng giám đốc cảnh sát công an (Sài Gòn), phúc
trình vụ “Đảo ủy Côn Đảo” qua cung xuất của Nguyễn Cước, cán bộ của
tỉnh Phú Yên, giữ mối liên hệ với một tù chính trị tên là Mạng. Ty công an
cỏn Sơn đã tổ chức điều tra, phối kiểm nguồn tin theo lệnh của Tổng giám
đốc cảnh sát công an (Sài Gòn). Các anh Trần Quang Hiệu, Lê Quang
Ngọc, Nguyễn Đình Thành, Thái Thọ Dương, Nguyễn Văn Biểu, Bùi Dục,
Nguyễn Chiến và hàng chục người có liên quan bị bắt đi khai thác, cấm cố
tại xà lim Trại II. Hồ sơ phúc trình thẩm vấn ngày 23-11-1959 của Ban An
ninh cho biết 7 người có danh sách trên nằm trong Đảng ủy Trại II.
Bản phúc trình còn phát hiện 74 đội viên Đội cảm tử được chuẩn bị cho
cuộc võ trang cướp đảo. Để đôi phó và răn phạt số chống đối ở Trại II,
đồng thời ngăn ngừa một cuộc võ trang bạo động có thể xảy ra, bọn chúa
ngục thanh lọc 285 người trong số đã 3 lần chống kí kiến nghị về Trại III,
áp dụng chế độ cấm cố nghiêm ngặt. Những người bị khai báo, lộ mặt bị
biệt giam tại chuồng cọp.
Sau 3 năm nỗ lực vươn lên, bộ phận tích cực nhất của tù chính trị Trại II
đã đứng chung với Trại I trong một trận tuyến bảo vệ khí tiết, chịu chung
một cảnh ngộ đày ải khắc nghiệt nhất. Họ đã cùng chịu chung chiến dịch
khủng bố tháng 4-1960 do Mai Hữu Xuân cầm đầu. Sau trận ấy, 285 tù
chính trị cốt cán thuộc Trại II cũ cùng với 799 người từ Trại I vừa bị rớt đã
sát cánh vươn lên đấu tranh kiến tạo lập trường khí tiết.