hiểm, cho nên phải biến Côn Sơn thành một trường huấn luyện quốc gia,
cải tạo phạm nhân trở thành lực lượng chống cộng chứ không để cho chúng
có thể lợi dụng để rèn luyện thêm ý thức cộng sản, càng tập trung đông đảo
càng thành ra mối nguy cơ thường trực cho chế độ ta được”.
Trong thời điểm này, tâm trạng của tù chính trị câu lưu diễn biến rất phức
tạp, phần lớn đã mệt mỏi về tinh thần, suy kiệt về thể xác. Không ít người
mặc cảm, bi quan về sai lầm của mình, về thất bại tạm thời của cuộc chiến
đấu. Một bộ phận tù chính trị hoài nghi về mục tiêu đấu tranh, về khả năng
giành thắng lợi. Sự tan vỡ của Trại I - Trại cộng sản là một bài học đau xót.
Hàng trăm người đã kiên cường tranh đấu và hi sinh anh dũng, nhưng rốt
cuộc cả ngàn người vẫn thất bại, chịu điều kiện của kẻ thù. Vài chục người
trực diện chống li khai cuối cùng trong chuồng cọp có thể bị địch giết hết
nay mai. Liệu có tiếp tục đem thân xác và ý chí của người tù ra đấu chọi
với đòn roi, súng đạn và sự bạo tàn không giới hạn mà có thể giành được
thắng lợi?
Song chính vào lúc thấm thìa thất bại chua xót, thấm thìa nỗi cay đắng ê
chề khi bị khuất phục, những người có trách nhiệm đã nung nấu ý chí vươn
lên khôi phục lại vị trí đấu tranh bảo vệ khí tiết. Các anh Lương Chi
(Lương Thạnh), Đặng Ngọc Cảnh, Nguyễn Hào (Nguyễn Thành), Nguyễn
Ngọc Cao (Trần Văn Cao), Nguyễn Văn Nghĩa, Phan Xuân Nhị (tự Bình),
cùng hàng chục anh ở Trại I vừa bị đánh rã còn điều trị ở bệnh xá đã tập
họp nhau lại, bàn phương án đấu tranh vươn lên, khôi phục lại vị trí Trại I.
Một số người có trình độ lý luận như Hoàng Dư Khương, Trần Xuân Lê,
Phan Kiệm (Năm Thành), Nguyễn Văn Hai (tự Quảng) cũng đã đóng góp ý
kiến đế tổng kết kinh nghiệm đấu tranh của Trại I, xây dựng phương án đấu
tranh vươn lên theo chủ trương kiến tạo lập trường khí tiết. Buổi đầu, chủ
trương kiến tạo lập trường khí tiết được xác định là:
– Hạn chế tố cộng
– Củng cố đội ngủ, phá hệ thống mật vụ của địch
– Chống các kiến nghị tố cộng.