LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 447

Liên chi Đảng bộ tù án

Khi thực dân Pháp bàn giao cho ngụy quyền Sài Gòn, Nhà tù Côn Đảo

chỉ còn lại tù án mà đa số là tù thường án. Theo báo Tiếng Chuông xuất bản
tại Sài Gòn ngày 19-3-1956, “Côn Đảo có 600 tù nhân với 120 gia đình
công chức (500 nhân khẩu), không có thường dân, không có chợ búa. Việc
tiếp tế do tàu Cửu Long và tàu Đồng Nai đảm nhiệm. Sở rẫy An Hái có đến
50 tù nhân làm việc mỗi ngày, sản xuất rau tươi cho đảo. Sở Lưới hàng
ngày đánh cá chia cho công chức, Sở Chăn nuôi có vài ngàn con bồ câu,
mỗi tuần bán cho công chức hai lần, giá 5 đồng một con".

Tháng giêng năm 1956, chính quyền Sài Gòn đã cử một phái đoàn cao

cấp ngành Tư pháp do Biện lý Lưu Đình Diệp dẫn đầu ra Côn Đảo nghiên
cứu. Cùng đi có vị giáo sĩ người Mỹ và hai giám mục: Lê Hữu Từ, Phạm
Ngọc Chi.

Dưới thời Quản đốc Hồ Chí Thiền, nhân số tại đề lao đã tăng lên 674 vào

ngày 14-12-1956, có 70 giám thị trông coi. Hai năm 1957-1958, số lượng
tù án tăng không đáng kể. Từ khi Ngô Đình Diệm ra Luật 10/59 (tháng 5-
1959), số tù án bị đưa ra Côn Đảo ngày càng đông. Theo Báo cáo số
467/NA/TTHC/CS/ M ngày 25-11-1959 của Tỉnh trưởng Côn Sơn, “tính
đến ngày 25-10-1959, Trại Cải huấn có 1.456 tù án, phân loại như sau:
thường phạm: 600; thường phạm thuộc toà án quân sự: 16; quân phạm
thường án: 198; quân phạm chính trị: 147; chính trị phạm: 484; tử hình: 10;
giam cứu (Toà Biện lý Sài Gòn gửi): 1; trong thảng, trại cải huấn chết 2.
Nhân số hiện hữu tính đến 25-11-1959 là 1.454 người".

Những năm sau, số lượng tù án tăng dần, kể cả án tử hình, phần nhiều là

tù chính trị. Dưới đây là số liệu tù án trong các báo cáo của nhà tù:

Ngày Án tù Số tử hình tử hình
tháng Tổng số tù chính trị Tổng số tù chính trị

26-6-1960 1.888 799 10 4

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.