xảy ra vụ bạo động, 15 phạm nhân Trại công xưởng đoạt ghe và đả thương
một giám thị đang phiên canh gác. Lệnh truy tầm đã được ban bố.
Vụ này do đại tá Thế chủ mưu. Trước đó, theo nguồn tin mật báo viên do
một phạm nhân vừa ở Côn Đảo chuyển về Chí Hòa tiết lộ, thiếu tá Nguyễn
Văn Vệ, đương kim Quản đốc khám Chí Hòa đã lập phiếu báo tin số
70/QĐ/M ngày 8-5-1958 gửi Tổng Giám đốc Nha chính trị Bộ Nội vụ ngụy
báo tin về âm mưu vượt ngục này.
Phiếu báo tin cho biết, một nhóm phạm nhân tại Đề lao Côn Sơn đang tổ
chức vượt ngục bằng cách bạo động, trong đó có đại tá Thế, đại tá Phước,
Canh, Cai, Chín F.M, đại diện hoả thực tên Tiến. Tổng Giám đốc Cảnh sát
và Công an ngụy đã gửi công điện ra Côn Đảo, yêu cầu dùng biện pháp
nghiêm ngặt ngân ngừa và phúc trình rõ. Ngày 16-5-1958, đại úy Nguyễn
Văn Giỏi, Quản đốc TTCH Côn Sơn gửi cồng văn số 241/TTCH- CS/2M
báo cáo đã tổ chức canh phòng chặt chẽ, cấm cố các phạm nhân có tên kể
trên.
Không cam chịu thất bại, đại tá Thế tiếp tục nuôi mộng vượt ngục. Thân
phụ Thế là thầy dạy học của Tỉnh trưởng Bạch Văn Bốn nên Thế thoát khỏi
cấm cố, về làm đại diện kíp tù nhân ở Công Xưởng. Đại tá Thế chọn sẵn 8
tên đàn em trung thành, khởi sự vào đêm 25- 11-1959, giải thoát cho đồng
bọn ở Sở Lưới, Công Xưởng và cướp ghe vượt ngục. Sau nhiều ngày lênh
đênh trên biển, chiếc ghe nhỏ đã dạt vào một làng đánh cá ở Thái Lan, trên
ghe chỉ còn 3 thường phạm nằm thoi thóp. Đại tá Thế đã chết vì đói, khát
và kiệt sức giữa biển.
Để tăng cường các biện pháp an ninh, chống vượt ngục, ngụy quyền Côn
Đảo đã cho đặt một trung liên tại đồn canh cầu Tàu, đóng thêm một đồn
canh tại Bến Đầm (9 lính bảo an) và một đồn ở bãi ông Đụng (7 lính), rút
binh sĩ thuộc các đơn vị thành lập một trung đội biệt kích, huấn luyện chiến
thuật, hàng ngày tập leo núi, phối hợp với trật tự thường án canh chòi bãi
lùng sục dấu vết của tù nhân. Chúng trang bị máy truyền tin cho trưởng đồn
Hải Đăng Bảy Cạnh, liên lạc thường xuyên với bảo an và công an để phát
hiện tàu lạ cùng những dấu hiệu nghi ngờ.