Anh trút hơi thớ cuối cùng vào lúc 17 giờ 30, trần truồng, da thịt quắt lại,
mắt không nhắm hết, làn môi khô nứt nẻ. Toàn trại nằm ngay ngắn truy
điệu anh, nung nấu căm thù, quyết tâm chiến đấu.
Nội bộ tù nhân có sự dao động, phân hóa, một số người bỏ cuộc, xin ra.
Ngày 16-6-1964, anh Đoàn Khôi sinh năm 1924 tại Quảng Nam đã hy sinh
lúc 9 giờ tại phòng 7.
Chiều 16-6-1964, Tăng Tư thảo công văn số 038- CS/NA/AN/M thản
nhiên báo về Bộ Nội vụ cái chết của anh Nguyễn Văn Nghĩa và anh Đoàn
Khôi, về chủ trương đôi phó với cuộc tuyệt thực, Tăng Tư đã lộ rõ ý đồ sát
nhân: “Đối với việc tuyệt thực để đòi hỏi những yêu sách ngoan cố của
chúng như miễn chào cờ, miễn học tập, miễn công tác, tăng thực phẩm
tươi, v.v... Thiểm tỉnh phải tỏ thái độ cứng rắn với các y can, vẫn cho giam
biệt lập bọn đầu sỏ chủ mưu và tìm cách hủy diệt không khí đấu tranh của
chúng”.
Mới trong tháng đầu nhận chức Tỉnh trưởng, Tăng Tư đã nhuốm đẫm
máu tù nhân. Ngày 18-6-1964, anh Bùi Dự sinh năm 1924 chết tại phòng 7,
lúc 5 giờ. Ngày hôm sau, Lê Kinh Đức (Lê Tự Kình), sinh năm 1916 tại
Quảng Nam, chết lúc 10 giờ. Khi biết sự sống chỉ còn trong giây phút, anh
đã từ chối nhận phần nước và phần thuốc cấp cứu, lết ra cửa, lớn tiếng chửi
rủa bọn chúa ngục, tố cáo chế độ tàn bạo giết tù của Tăng Tư. Cho đến lúc
chết, đôi mắt anh vẫn mở trừng trừng, rực lửa.
Vài chục tù nhân còn trụ lại mặc niệm anh, mặc niệm cả 4 người đã ngã
xuống. Đêm ấy trời đổ mưa tầm tã. Nước mưa theo kẽ ngói dột ướt tường.
Tù nhân bò dậy thè lưỡi liếm lên vách, rồi công kênh nhau chọc thủng mái
ngói, hứng nước mưa uống cho đỡ khát rồi hứng đầy các lon gigô để dành
cấp cứu cho các anh em đang kiệt sức. Nhưng nước dự trữ cũng chẳng đáng
là bao. Tăng Tư đã buộc họ vào tình thế hoặc là chết, hoặc là phải khuất
phục.
Những ngày sau đó, họ phải dùng nước trong thùng cầu, do kíp đổ thùng
đã đổ vào vài gáo. Nước hôi mùi phân, nhưng cứu sông được mạng người.