Bốn năm tranh đấu ở chuồng cọp
Vào thời điểm mà tù chính trị câu lưu Côn Đảo nổ ra cuộc tuyệt thực 23
ngày (6-1964) thì ở nhà lao Chí Hòa, cuộc đấu tranh chống chào cờ ngụy
của lực lượng tù chính trị cũng diễn ra quyết liệt. Ngụy quyền Sài Gòn tiếp
tục phân loại, thanh lọc số chống đối, đày ra Côn Đảo.
Chuyến lưu đày ngày 2-9-1964 đến Côn Đảo có hơn 30 người chống
chào cờ, trong đó có Võ Ái Dân, Lâm Hiệp Nghĩa. Họ bị đưa xuống
chuồng cọp, biệt giam cùng với tù câu lưu sau những trận khủng bố bằng
củi đòn ở Trại IV.
Từ đầu năm 1965, ngụy quyền tiếp tục đày tù chính trị không án (câu lưu
dân sự) và tù câu lưu quân sự (tức tù binh) ra Côn Đảo. Tù binh bị đưa về
Trại V. Khi ấy ngụy quyền Sài Gòn còn chưa lập các trại tù binh Hố Nai,
Phú Quốc. Chuyến lưu đày ngày 18-1-1965 ra đảo, trong số 37 người về
Trại I, có 5 tù binh và 7 tù chính trị chống chào cờ bị cấm cố tại chuồng
cọp.
Chuyến lưu đày ngày 25-6-1965, có 37 tù câu lưu dân sự và 25 tù câu
lưu quân sự bị đưa về Trại I. Tên công an biệt phái Vũ Thung chỉ huy trận
đàn áp 25 tù bằng củi đòn, không ai không đổ máu. Ba ngày sau, chỉ còn
bốn người kiên định con đường chống chào cờ ngụy, được kết tập vào đội
ngũ câu lưu dân sự. Ba người giữ được khí tiết cho đến ngày toàn thắng là
Lê Mạnh Tiến, Trần Văn Đức và Trần Văn Thượng.
Cuối năm 1966, toàn bộ tù binh đều vươn lên chống chào cờ, chống làm
khổ sai, không đeo thẻ bài, không chào sĩ quan ngụy. Sau nhiều cuộc đấu
tranh, địch chấp nhận vị trí chính trị của tù binh, không cưỡng bức họ về
khí tiết. Tháng 8-1968, địch chuyển tất cả về Trại tù binh Hố Nai (Biên
Hòa).
Lê Mạnh Tiến từ khi ở nhà lao Chí Hòa đã được học Chỉ thị bảo vệ khí
tiết, Tám kinh nghiệm chiến đấu của năm Anh. Tiến sử dụng moọc gõ qua