LỊCH SỬ NHÀ TÙ CÔN ĐẢO (1862 - 1975) - Trang 473

Bài 5: Xã hội Xã hội Chủ nghĩa.
Bài 6: Tồn tại xã hội và ý thức xã hội.

Bài 7: Hạ tầng cơ sở và Thượng tầng kiến trúc.
Bài 8: Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử.
Bài 9: Cách mạng và chính quyền.

Bài 10: Chiến tranh và quân đội”..
Chương trình huấn luyện Tri thức cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin do

anh Trần Ngọc Tự, cán bộ quân báo, nguyên là giảng viên chính trị Trường
Sĩ quan Lục quân bị đày ra đảo truyền bá trong từng chuồng cọp, từng
nhóm tù rồi lan rộng ảnh hướng đến toàn Trại I, Trại IV, chuồng cọp của
lực lượng tù chính trị câu lưu. Nhiều cặp phạm trù như: bản chất - hiện
tượng, nội dung - hình thức, khả năng - hiện thực, nguyên nhân - kết quả,
phổ biến - đặc thù, đã được tù chính trị vận dụng nhuần nhuyễn vào việc tổ
chức và tranh đấu trong tù.

Bộ phận đường dây Côn Đảo từ khi liên lạc được với Trung ương Cục

đều tìm cách gửi tin tức vào Trại I và Chuồng Cọp. Bản báo cáo số
1655/CS/CSĐB/M ngày 22-10-1965 về vụ "Bức thư của Ban chấp hành
Đảng bộ miền Nam gửi các đồng chí trong nhà lao" cho biết can cứu
Nguyễn Nhơn, thuộc Trại I, làm khổ sai tại Ban Kiến thiết, Ty công chánh
đã liên lạc với can phạm Lê Văn Quý (tù án) tại rẫy Sở Lưới, nhận tiền và
tin tức vào Trại I, từ tháng 6-1965. Nhơn đã nhận hai lần, tổng số 900 đồng
và nhiều loại thuốc bổ, thuốc bệnh. Tháng 7-1965, Nhơn bàn giao đầu mối
liên lạc này cho Đình Phú Nhàn. Nhàn nhận được từ Quý các tin tức và vật
dụng sau:

– Gạo ở Sài Gòn tăng giá 12 đồng/ 1 kg
– Quân giải phóng đánh lớn trên đường Sài Gòn-Vũng Tàu
– Quốc lộ 19 bị quân giải phóng uy hiếp

– Đường giao thông các tỉnh bị gián đoạn
– 4 lọ thuốc vitamin B, và C

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.