đốc nhằm áp dụng biện pháp an ninh triệt để, ngăn chặn các cuộc đấu tranh.
Nguyễn Văn Vệ ra lệnh phân tán 150 trong số 230 can cứu Trại IV, biệt
giam trở lại chuồng cọp.
7 giờ sáng ngày 10-5-1967, Trưởng ban an ninh Lê Văn Tốt và Trưởng
ban chuyên môn Lê Văn Khương, hai tên ác ôn khét tiếng đưa 300 trật tự
an ninh đến Trại IV thực hiện việc chuyển trại. Cuộc giằng co và hỗn chiến
diễn ra trong hai tiếng đồng hồ. Bọn trật tự dùng hèo mây và củi đòn bửa
vào đầu, vào lưng tù nhân làm hơn 200 người thương tích.
Công điện thượng khẩn số 250/CEB-2-Y của Ty cảnh sát quốc gia Côn
Sơn gửi Nha Tổng giám đốc cảnh sát và công an ngụy lúc 17 giờ ngày 12-
5-1967 cho biết, có 8 can cứu bị trọng thương là: Dương Văn Siêu, Nguyễn
Tấn Hiệp, Lê Văn Tâm, Lâm Tường Bảo, Nguyễn Trọng Khả, Mai Thịnh,
Huỳnh Tấn Lợi, Ngô Văn Giao. Do vết thương quá nặng, Lê Văn Tâm đã
chết lúc 9 giờ ngày 12-5-1967 và Lâm Tường Bảo chết lúc 11 giờ 20 cùng
ngày.
Biên bản khám nghiệm tử thi do Ty cảnh sát quốc gia lập lúc 11 giờ cùng
ngày xác nhận: “Lê Văn Tâm tức Lê Thế Lý, tức Ngọc Bửu, đính bài số
2291, sinh năm 1930 tại Dương Xuân, An Nhơn, Bình Định, con của Lê
Thi và Nguyễn Thị Pho bị gãy 4 xương sườn trái và một vết thương thủng
trán rộng một phân bên trái. Lâm Tường Bảo tức Lâm Quang Sanh, đính
bài số 1848, sinh năm 1919 tại Hà Thủy, Bình Thuận, con của Lâm Thanh
và Trịnh Thị Thu bị bầm má phải, chảy máu lỗ tai, bầm đọng máu dưới da
vùng ngực”.
Lê Văn Tâm và Lâm Tường Bảo đều thuộc lớp người kháng chiến cũ, bị
ngụy quyền khủng bố bắt giam từ năm 1956, thời hạn an trí 2 năm và gia
hạn 9 lần cho đến chết.
Cuộc tiến công Tết Mậu Thân (1968) làm rung chuyển tận nền móng của
chế độ Sài Gòn. Ngụy quyền Côn Đảo hoang mang lo sợ, áp dụng các biện
pháp an ninh ngăn ngừa một cuộc tiến công bất ngờ có thể diễn ra tại Côn
Đảo. Tất cả tù chính trị nguy hiểm đang bị giam giữ tại chuồng cọp đều
phải tra chân vào còng.