muộn quá (trời tối, khó tiếp cận mục tiêu), tuyệt đối không được nổ súng,
không chế ngay vô tuyến điện, còi báo động, đèn hiệu trên tàu, tránh đổ
máu, kể cả đối với kẻ thù. Nếu chỉ một trong các yêu cầu đó không thực
hiện được, một trong các mũi tiến công không hoàn thành nhiệm vụ là có
thể thất bại và đổ máu.
Công tác điều tra nghiên cứu, lập phương án, tuyển chọn nhân sự, tìm
kiếm vũ khí được tiến hành trong nhiều tháng. Kế hoạch cướp tàu, Ban chỉ
huy trao đổi với một số trung kiên, còn số đông trong tổ chức, chỉ giáo dục
tinh thần chiến đấu, khi có thời cơ hành động mới giao nhiệm vụ cụ thể.
Hàng chục mũi mác xung kích, dao nhọn, buloong được cất giấu từ nhiều
nơi, từ rẫy Sở Lưới tập kết về Cầu Tàu, ém sâu trong những hốc đá, chờ
ngày khởi sự.
Tháng 11-1964, công việc chuẩn bị cơ bản đã hoàn tất. Đội viên các mũi
xung kích đã sẵn sàng.
Từ khi tàu Lạc Hồng chìm, việc tiếp tế ra đảo do tàu TCS-131 (Thương
cảng Sài Gòn 131) đảm nhiệm. Ban chỉ huy quyết định hành động khi tàu
TCS- 131 chở chuyến hàng ra đảo cuối tháng 12-1964. Lần ấy không
thành. Phần lớn lực lượng của Đội III nằm trên xà lan, vào bờ từ chiều, đến
20 giờ 30 mới trở ra tàu. Lực lượng xung kích của Đội I đã sẫn sàng nhưng
trời tối, địch cảnh giác hơn, ta không khống chế được. Ban chỉ huy quyết
định dừng trận đánh.
Ba lần tiếp theo, trận đánh dự kiến vẫn không nổ ra được, vũ khí mang ra
tàu phải quẳng xuống biển. Ban chỉ huy tổ chức kiểm điểm, xây dựng quyết
tâm, bố trí lại lực lượng. Ban chỉ huy xác định rõ mục tiêu, phải chủ động
điều hành công việc khổ sai, sao cho đúng thời điểm “giờ G” phải tập kết
lực lượng, bằng mọi giá phải khởi sự trong chuyến dọn tàu sắp tới. Lực
lượng được bố trí lại như sau:
Đội 1 là lực lượng xung kích gồm 8 người: Nguyễn Văn Mạnh (tức Ba
Đạn, Ba Thọ là đội trưởng), Huỳnh Công Thưởng, Bùi Văn Của, Trần
Xuân Dư, Nguyễn Văn Tài, Phạm Văn Via, Nguyễn Văn Tuội, Nguyễn