Ngọc Anh. Đội 1 có nhiệm vụ bắt gọn tốp lính bảo an áp tải, cướp súng uy
hiếp địch, hỗ trợ cho các lực lượng còn lại hành động.
Đội II có nhiệm vụ đánh chiếm tàu hàng, bắt gọn toàn bộ giám thị, trật tự
áp tải và nhân viên thủy thủ trên tàu, lực lượng gồm 11 đội viên: Võ Văn
Thuật (Đội trưởng), Nguyễn Quốc Gia, Trần Văn Bền, Nguyễn Kế Hoa, Lê
Văn Chánh, Lữ Sĩ Hoa, Huỳnh Đình Danh, Tiêu Tùng Khải, Trần Văn
Hằng, Nguyễn Ngọc Cấn, Nguyễn Kim Hườn.
Đội III gồm 9 người do Lê Văn Thành chỉ huy, có nhiệm vụ chiếm sà
lan, sà lúp, bắt gọn tốp nhân viên địch trên xà lúp và làm chủ tình thế, kỹ
thuật, dùng sà lúp chở lực lượng vượt đảo về đất liền. Các đội viên của Đội
III là Nguyễn Văn Kỉ, Hồ Văn Lân, Lê Vãn Hiểu, Nguyễn Văn Phụng,
Phan Ngọc Châu, Nguyễn Văn Cư, Đào Minh Quân, Nguyễn Thành Danh.
Trong Đội III có Lê Văn Hiểu là thợ máy tàu, bị bắt quân dịch vào Hải
quân ngụy thời Ngô Đình Diệm, sau đào ngũ về tham gia cách mạng, rồi bị
địch bắt, đày ra Côn Đảo.
Sáng 27-2-1965, tàu TCS-131 vào vịnh Côn Lôn, kéo một hồi còi dài
trước khi neo đậu tại Đá Trắng. 6 giờ 30, kíp dọn tàu gồm 47 tù nhân Sở
Lưới xuống xà lan ra tàu.
Các báo cáo của nhà tù trong những ngày sau đó cho thấy, kíp dọn tàu
hôm ấy khá trật tự, phạm nhân làm việc tích cực, không có dấu hiệu gì nghi
ngờ. Nhưng mọi việc đã được định đoạt ngay từ phút bất ngờ nhất. Ban chỉ
huy thông nhất đã truyền đạt mệnh lệnh ra quân.
Tất cả các đội viên đã được tổ chức trong các mũi xung kích đều bám
chắc mục tiêu, từng người được phân công theo sát từng đối tượng tác
chiến. Mỗi người có sẵn trong túi những gói tiêu, ớt bột, như là gia vị của
bữa ăn trưa, nhưng khi khởi sự có thể trở thành vũ khí lợi hại để bịt mắt đối
phương. Các loại nịt quần, dải rút được chuẩn bị chắc chắn sẽ thành dây
trói. Một sô chĩa, bù loong, sắt nhọn đã được giấu sẵn trên xà lan, một số
khác giấu ở khu vực cầu Tàu, ở rẫy Sở Lưới sẽ được chuyển vào thời điểm
thích hợp. Ban chỉ huy thống nhất bí mật điều hành công việc, khi làm